Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Giáo án mầm non chủ đề thủ đô Hà Nội
Giáo án mầm non chủ đề thủ đô Hà Nội mang đến cho bé sự hiểu biết về thủ đô của Việt Nam. Bên cạnh đó giáo án còn bổ xung các kỹ năng quan trọng khác như bật bằng 2 chân liên tục giúp bé rèn luyện sức khỏe của mình. Với mục tiêu trẻ có thể đọc diễn cảm và hiểu được ý nghĩa của Hồ Gươm thì trong giáo án đã đề cập rất rõ qua truyện sự tích Hồ Gươm. Bộ giáo án mầm non về thủ đô Hà Nội còn đưa bé đến các di tích lịch sử hào hùng của nhân dân Việt Nam như: chùa Một Cột, Lăng Bác...

Mục tiêu và yêu cầu của giáo án mầm non chủ đề thủ đô Hà Nội

1. Kiến thức:

  • Trẻ biết thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa của nước Việt Nam. Biết một số di tích lịch sử như hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, Lăng Bác.. 
  • Biết những danh lam hắng cảnh như: Hồ Tây, hồ Trúc Bạch... 
  • Biết một số công trình kiến trúc của thủ đô: Nhà thờ lớn, Ô quan Trưởng, Bắc Bộ phủ, Nhà hát lớn.
  • Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, qua câu chuyện trẻ biết được truyền thống đánh giặc của nhân dân ta, tự hào về những di tích lịch sử nổi tiếng, những danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.
  • Trẻ biết tên vận động "Bật liên tục về phía trước, ném bóng vào rổ", đúng kĩ thuật, đúng động tác. Trẻ biết nhún bật bằng 2 chân liên tục về phía trước, biết dùng sức của mình để ném bóng vào rổ

2 Kỹ năng:

  • Diễn đạt đủ câu, rõ ràng mạch lạc. Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định. Chơi tốt các trò chơi luyện tập.
  • Trẻ kể chuyện diễn cảm, thể hiện được giọng điệu của các nhân vật, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời được các câu hỏi của cô.
  • Phát triển tố chất nhanh mạnh. Rèn luyện phát triển tay, chân và định hướng khi ném. Phát triển tính nhanh nhẹ trong quá trình tập luyện.

3. Thái độ:

  • Trẻ biết tự hào về cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
  • Trẻ biết giữ gìn và tôn vinh những di tích lịch sử đó.
  • Trẻ yêu thích tập luyện, hứng thú khi tham gia bài tập. Trẻ biết nghe lời cô, có ý thức kỷ luật, mạnh dạn và tự tin.

Hình ảnh chi tiết về giáo án mầm non chủ đề thủ đô Hà Nội















Để tải xuống giáo án  mầm non chủ đề thủ đô Hà Nội. Các cô có thể vào link sau đây: Tải xuống
Như ở phần đầu đã đề cập về đề tải chủ đề quê hương đất nước các Cô có thể tham khảo ở link sau: Chủ đề quê hương đất nước

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Giáo án mầm non gấp dán thuyền trên biển

CHỦ ĐỀ: PTGT ĐƯỜNG THỦY

LĨNH VỰC: PTTM
ĐỀ TÀI: GẤP DÁN THUYỀN TRÊN BIỂN
ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI ( A3)
THỜI GIAN: 30-35 PHÚT
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ NGỌC LAM
NGÀY DẠY: 29 /12/2017


Giáo án mầm non gấp dán thuyền trên biển



I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Trẻ biết dùng các kỹ năng gấp giấy, miết giấy, bôi keo để gấp tờ giấy hình chữ nhật thành chiếc thuyền và dán.
- Trẻ thực hiện được các kỹ năng gấp giấy, miết giấy, bôi keo, gấp được tờ giấy hình chữ nhật thành chiếc thuyền dán vào tranh.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
II. CHUẨN BỊ
- Cho cô: 1 tờ giấy màu có kích cỡ 18cm x 24cm, 1 tờ giấy A3 và hộp quà đựng  những chiếc thuyền gấp sẵn có màu sắc khác nhau.
- Mỗi cháu 1 tờ giấy màu hình chữ nhật có kích cỡ 14cm x 20cm  với màu sắc khác nhau.
- Giấy A4, keo đủ cho mỗi cháu, màu tô,  khăn lau tay.
- Bảng và nam châm treo tranh, máy catset, nhạc  có lời bài hát em đi chơi thuyền và nhạc không lời về chủ điểm giao thông.
III. PHƯƠNG PHÁP – BIỆN PHÁP
1.Phương pháp:
- Quan sát, làm mẫu, đàm thoại, luyện tập
2.Biện pháp:
- Gợi ý, chỉ dẫn, động viên, khuyến khích.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Hoạt động 1: Gấp dán thuyền trên biển
- Lớp cùng vận động theo nhạc “ Em đi chơi thuyền”
+ Thuyền là phương tiện giao thông gì?
+ Nếu được đi chơi thuyền các con phải thế nào?
- Thuyền là phương tiện giao thông đường thủy, khi các con đi thuyền, các con phải nhớ ngồi ngay ngắn, không đưa tay xuống nghịch nước hay ngồi lắc lư, như thế rất nguy hiểm.
- Ngoài những chiếc thuyền trong bài hát ra, cô còn có món quà bất ngờ cho lớp mình.
- Cô xuất hiện hộp quà
+ Đố các con đây là gì?
+ Những chiếc thuyền này được làm bằng gì?
+ Con thấy chiếc thuyền này thế nào ?
+ Hãy kể tên các bộ phận của chiếc thuyền ?
+ Thuyền dùng để làm gì?
- Thuyền dùng để đánh cá, chở người và chở hàng hóa, Vì vậy khi ngồi trên thuyền thì phải ngồi yên, không được chạy nhảy, không được thò đầu thò tay xuống nước rất dễ xảy ra tai nạn và nhớ phải mặc áo phao cho an toàn.
- Những chiếc thuyền giấy này dùng để chúng ta chơi thả thuyền nước, dán vào tranh để trí lớp cho thêm đẹp.
- Để có được chiếc thuyền giấy này, các con chú ý quan sát cô hướng dẫn cách làm:
- Bước 1: Từ tờ giấy hình chữ nhật cô gấp đôi lại theo chiều rộng, hai mép giấy bằng nhau rồi miết nhẹ sóng giấy cho thẳng.
- Tiếp đến cô gấp đôi lại lần 2 rồi cũng miết nhẹ sóng giấy.
- Bước 2: Mở giấy ra một lần thôi .
- Bước 3: Lấy đường nếp gấp ở giữa làm tâm, tiếp đến gấp chéo góc bên phải vào giữa theo đường sóng giấy, sao cho cạnh sát với đường nếp gấp ở giữa; Dùng tay miết nhẹ để tạo nếp góc bên phải; Gấp tương tự với góc bên trái của tờ giấy.
- Bước 4: Gập phần dưới của tờ giấy lên, sau đó miết nhẹ để tạo nếp; tiếp tục lật mặt giấy lại để gấp mép bên dưới tương tự.
- Bước 5: Xoay ngang hình, luồn tay vào giữa để gập thành hình vuông; mép giấy bên phải thì để xuống dưới, bên trái để lên trên.
- Bước 6: Tiếp theo lấy một lớp giấy gấp lên trên sao cho hai mũi nhọn khớp nhau, cô miết nhẹ để tạo nếp và làm tương tự với bên còn lại.
- Bước 7: Tiếp tục xoay ngang hình, luồn tay vào giữa để gập thành hình vuông nhỏ và nhẹ nhàng dùng tay kéo hai góc của hình ra hai bên, cô miết nhẹ phần đáy vậy là đã hoàn thiện xong chiếc thuyền giấy đáng yêu rồi.
- Cô  bôi keo vào mặt bên của thuyền rồi dán vào giữa trang giấy, để tranh dán thuyền thêm xinh đẹp cô tô màu nước biển, vẽ thêm các chi tiết cho tranh dán thuyền trên biển xinh động hơn.
* Trẻ thực hiện:
- Cô quan sát gợi ý, để trẻ hoàn thành sản phẩm
- Khi cháu dán vào giấy cô gợi ý cho cháu vẽ thêm các chi tiết nước, ông mặt trời, , ..
- Cho cháu gắn tranh lên bảng.
* Nhận xét – sản phẩm
-  Cô tập trung trẻ lại cho cháu quan sát, mời vài cháu lên chọn tranh cháu thích và hỏi:
+ Bạn gấp thế nào? Vì sao cháu thích tranh bạn
+ Cô nhận xét chung: Tuyên dương cháu gấp đều, đẹp, có sáng tạo. Động viên các cháu gấp chưa đều lần sau cố gắng hơn.
*Kết thúc: Nhận xét giờ học, Trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền” và đi ra ngoài.

- Trẻ cùng vận động theo nhạc

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe



- Trẻ lắng nghe

- Trẻ mở hộp quà
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chú ý quan sát






























- Trẻ chú ý quan sát






-Trẻ thực hiện



- Trẻ nhận xét



Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Giáo án mầm non mưa đối với đời sống con người

Chủ đề : Hiện Tượng Tự Nhiên
Bộ Môn : KPKH
Đề Tài : Mưa Đối Với Đời Sống Con Người
Lứa tuổi : 5-6 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
Ngày dạy : 28 / 10/ 2016
Giáo án mầm non mưa đối với đời sống con người

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-      Trẻ biết được quá trình tạo thành mưa, lợi ích và tác hại của mưa đối với con người.
-      Quan sát, tư duy, phán đoán trả lời các câu hỏi của cô.
-      GD trẻ giữ gìn sức khỏe không ra ngoài khi trời mưa, nếu cần ra ngoài thì mặc áo mưa hoặc che dù.
CHUẨN BỊ :
-      Video quá trình tạo thành mưa.
-      Hình ảnh về lợi ích và tác hại của mưa đối với đời sống con người( pp)
-      Tivi, máy tính, máy cacset, usb.
-      Lô tô hình ảnh tác hại và lợi ích của mưa.
-      Suối cho trẻ bật qua (4 tấm).
-      Màu, giấy vẽ, hồ gián,.....
-      4 cái bàn kê
-      Tích hợp: TD: Bật qua suối.
                 ÂN: Một số bài hát trong chủ đề.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.     Ổn định.
-TC: Mưa to – mưa nhỏ.
-Các con vừa chơi trò chơi gì?
-Trò chơi nói về hiện tượng gì ?
     2. Nội dung.
2.1: HĐ1: Tìm hiểu về mưa.
- Ai biết gì về mưa kể cho cô và các bạn nghe nào?
-Vậy các con có biết mưa từ đâu tới không?
-Muốn biết mưa từ đâu tới các con cùng xem một đoạn video để biết nha.
-Quá trình tạo thành mưa có mấy bước?
2.2: HĐ2: Mưa đối với đời sống con người.
-Hát: Cho tôi đi làm mưa với.
-Các con vừa được đi làm gì?
-Các con có thích mưa không?
-Mưa giúp ích gì cho con người?
-Cho trẻ xem hình ảnh pp.
-Hát+VĐ: Trời nắng trời mưa.
-Trời mưa to chúng ta phải làm gì?
-Điều gì sẽ xẩy ra nếu lâu ngày không có mưa?
-Trẻ xem hình ảnh pp.
-Mưa nhiều lâu ngày thì sẽ như thế nào?
-Trẻ xem pp.
-Liên hệ thực tế: Vừa rồi xẩy ra hiện tượng lũ lụt ở miền trung gây thiệt hại mùa màng, của cải của người dân.
-Còn chúng ta ở đây mưa to lâu thì như thề nào?
- Cô rút lại lợi ích và tác hại của mưa.
-Các con sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe khi trời mưa?
2.3: HĐ3: *TC1: Chọn hình ảnh theo yêu cầu.
-Cho trẻ đọc thơ “ hạt mưa” chuyển đội hình về 4 hàng .
-Cô giới thiệu cách chơi luật chơi.
-Cô nhận xét kết quả chơi của mỗi nhóm.
                *TC2: Cùng bé sáng tạo.
-Cho trẻ hát “giọt mưa và em bé” về 5 vòng tròn nhỏ.
-Cô giới thiệu cách chơi.
-Đại diện mỗi nhóm lên nói nội dung tranh mình thực hiện.
3.Kết thúc:
-Trẻ cùng cô đi gửi quà cho các bạn miền trung.
-Nhận xét kết thúc tiết học.

-Trẻ chơi.
-Trẻ trả lời.



-Trẻ trả lời theo suy nghĩ.


-Trẻ xem video quá trình tạo thành mưa.
-Trẻ nói quá trình tạo thành mưa.

-Cả lớp hát.
-Trẻ trả lời.


-Trẻ xem và gọi tên hình ảnh.

-Trẻ trả lời.

-Trẻ xem.


-Trẻ nghe.


-Ngập đường ngập nhà.

-Trẻ trả lời.


-Chuyển đội hình.

-Trẻ chơi thi đua theo nhóm.


-Hát chuyển đội hình.


-Đại diện nhóm lên nói nội dung tranh mình làm.



Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Giáo án mầm non làm quen với chữ cái h và k

GIÁO ÁN
               GDPTNN: Làm quen với chữ “ h , k”
                                 Chủ điểm: Thế giới thực vật
                                 Đối tượng: Mẫu giáo 5 -6 tuổi
                                 Thời gian: 30 phút
                                 Ngày soạn:
                                 Ngày dạy:
                                 Người dạy: Nguyễn Thị Mai
                                 Đơn vị: Trường Mầm non Yên Bài



I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm, rõ chữ “ h”, “ k”
- Nắm được cấu tạo của chữ “ h”, “ k”
- Phân biệt được chữ “ h”, “ k” trong tiếng, từ trọn vẹn, phát âm đúng cái chữ cái thông qua các trò chơi
- Thông qua môn học, lồng ghép tích hợp thêm kiến thức của các môn học khác: Âm nhạc, làm quen với toán, môi trường xung quanh
2. Kỹ năng
- Luyện kỹ năng phát âm chính xác các chữ “ h”, “ k” cho trẻ
- Luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt chữ “ h” , “ k”
- Luyện kỹ năng chơi các trò chơi với chữ cái.
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ yêu quý và giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên
- Giáo dục trẻ có nề nếp khi học và khi tham gia các trò chơi, chơi đoàn kết có tinh thần tập trung cao.


II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Máy vi tính, có hình ảnh các loại hoa
- Tranh hoa loa kèn, có thẻ từ hoa loa kèn
- Tranh hoa hồng, hoa súng, hoa ly, hoa mai
- Thẻ chữ “ h” , “ k” to
- Tranh lô tô các loại hoa, lá, hoa hồng, hoa loa kèn…
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ một rổ có chữ “h”, “ k” và tranh lô tô các loại hoa
- Tư thế thoải mái trước khi vào bài
III. CÁCH THỰC HIỆN
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức giới thiệu bài
- Cô giới thiệu khách
- Cho trẻ đi thăm vườn hoa, vừa đi vừa hát bài” Mầu hoa”
- Đàm thoại nội dung bài hát
- Bài hát gì?
- Trong bài hát  nói về hoa có những mầu gì?
- Cô giáo đưa các bạn đi tham quan ở đâu?
* Các con ạ! Khi mùa xuân tươi đẹp đã đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, các loài hoa đua nhau nở để khoe sắc màu. Mỗi một loại hoa có một màu sắc khác nhau: Hoa thì màu đỏ, màu tím, màu vàng… làm cho cảnh đẹp của thiên nhiên càng rực rỡ.
- Thế muốn có nhiều hoa đẹp chúng ta phải làm gì?
=> Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ hoa
- Cô thấy lớp mình học rất ngoan, cô tặng cho mỗi bạn 1 rổ đồ dùng nhẹ nhàng về chỗ ngồi.

2. Hoạt động 2: Làm quen chữ cái ‘ h’ , “ k”.
* Làm quen chữ “ h”
- Cô có hình ảnh về hoa gì đây?
- Bên dưới Hoa Hồng có 2 từ Hoa Hồng. Cho trẻ đếm xem có bao nhiêu chữ cái trong từ Hoa Hồng
- Cho cả lớp đọc từ “ Hoa Hồng”
- Mời trẻ tìm cái đã học trong từ Hoa Hồng.
- Cô giới thiệu chữ cái mới chữ “ h”
- Cô phát âm mẫu chữ “ h”( hờ), phát âm 3 - 4 lần.
- Cho trẻ phát âm chữ “ h” ( Tổ,  nhóm, cá nhân phát âm)
- Cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ
- Cô giới thiệu cấu tạo chữ “h”
- Chữ ‘ h” gồm 2 nét : Một nét sổ thẳng và một nét móc xuôi tạo thành chữ “ h”  và phát âm là “ hờ”.
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ” h”
- Giới thiệu chữ ‘ h” in thường và chữ “ H” in hoa , “ h” viết thường cũng phát âm là ‘ h”
* Làm quen chữ “ k”
          - Trốn cô
          - Hỏi trẻ cô có hình ảnh về hoa gì?
- Bên dưới Hoa Loa Kèn có từ Hoa Loa Kèn .
- Cho cả lớp đọc từ “ Hoa Loa Kèn ”
- Mời trẻ tìm cái đã học trong từ Hoa Loa Kèn .
- Cô giới thiệu chữ “ k”
- Cô phát âm làm mẫu: “ k” phát âm là “ ca’
- Cô phát âm 3 – 4 lần
- Cho trẻ phát âm chữ “ k”
- Cô chú ý sửa ngọng cho trẻ
- Giới thiệu cấu tạo chữ” k”
+ Chữ “ k” gồm 3 nét : một nét sổ thẳng, hai nét xiên tạo thành chữ ‘ k” và phát âm là” ca”
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ
- Giới thiệu “ k’ in thường, “ k’ hoa và “ k” viết thường và cho trẻ phát âm lại chữ ‘ k”
* So sánh chữ ‘h’và chữ “ k”
- Mời trẻ so sánh chữ h,k
- Chữ h,k có điểm gì giống nhau?
- Chữ h,k khác nhau ở điểm nào?
=> Cô chốt lại: Giống nhau: Cả hai chữ đều có một nét số thẳng
- Khác nhau: + Chữ “ h” có một nét móc xuôi
                     + Chữ ‘ k’có hai nét xiên
3. Hoạt động 3: Các trò chơi ôn luyện, nhận biết và phát âm chữ “ h”, “ k”
a. Trò chơi 1: Chọn chữ theo yêu cầu của cô
- Cô nói đặc điểm của chữ cái, trẻ chọn nhanh chữ cái đó giơ lên và phát âm
VD: Cô nói chọn cho cô chứ có 1 nét sổ thẳng và 1 nét móc xuôi, trẻ phải chọn chữ " h" giơ lên và phát âm " h"
b. Trò chơi 2: Tìm chữ cái vừa học qua hình ảnh
          - Cô phổ biến cách chơi
          - Cho trẻ chơi, cô động viên khen ngợi trẻ.
c. Trò chơi 3: Hoa tìm lá, lá tìm hoa
- Luật chơi: Bạn nào không tìm đúng thì phải nhảy lò cò
- Cách chơi: Trong rổ của các con đã có tranh lô tô hoa hoặc lá và có gắn chữ  cái vừa học. Cô cho các con đi hái hoa, hái lá. Khi có lệnh của cô là  hoa “ tìm” lá . Các con quan sát tìm cho mình một bạn có hoa hoặc có lá có chữ cái giống nhau vừa học
- VD: + Hoa hồng tìm lá hoa hồng
                  + Hoa loa kèn tìm lá hoa loa kèn
- Cô quan sát động viên trẻ.
4. Hoạt động 4: Kết thúc
- Cùng hát bài “ Cùng múa hát mừng xuân”