Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Giáo án mầm non một số đồ dùng trong gia đình bé


HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG
Đề tài: KPKH:Một số đồ dùng trong gia đình bé.
Đối tượng: Trẻ 3-4 tuổi.
Thời gian: 30 phút
Người thực hiện:Nguyễn thi thoa
Ngày dạy:16/11 2010

Giáo án mầm non một số đồ dùng trong gia đình bé

I. Mục đích :
- Trẻ gọi đúng tên, đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng tỏng gia đình.
- Trẻ bước đầu biết s sánh, nhận xét được những điểm giống và khác nhau giữa 2 đồ dùng theo gợi ý của cô.
( màu sắc, công dụng, chất liệu)
- Phát triển khả năng tư duy cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạnh lạc.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Yêu quý và giữ gìn những đồ dùng trong gia đình.
* NDTH: PTTM,  Toán  PTTCXH, PTNN
II. Chuẩn bị
-  Đồ dùng của cô, trẻ: Bát sứ, Đĩa sứ, cốc.
- Một số đồ dùng, đồ phơi phục vụ môn học
III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
1) Hoạt động học:
* KPKH:   Một số đồ dùng trong gia đình
HĐ1:* Trò chuyện - gây hứng thú:
-Alô alô, ban tổ chức chung tôi xin thông báo:Chúng tôi đang mở hội thi tuyển chọn với chủ đề: ‘Gia đình chọn đồ giỏi’’:Xin mời các gia đình đã đăng ký dự hội thi hãy nhanh
Chân chúng ta cùng đến thăm quan siên thị: ‘Đồ dùng gia đình’’, nào!
-Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng nối theo nhau, vừa đi vùă hát theo cô:Nào mình cùng lên xe buýt, nào mình cùng đi chơi nhé,nào mình cùng đi xe buýt, nào mình cùng đi siêu thị nhé!
-A chúng ta đã đến siêu thị gia đình rồi.
-Siêu thị chúng tôi xin thông báo:Hiện nay siêu thị chúng tôi đang thực hiện chương trình khuyến mại lớn, giảm giá đến 30% các mặt hàng, với mẫu mã đẹp và chất lượng sản phẩm tốt, xin mời các gia đình hãy chọn lựa và mua sắm những sản phẩm tốt nhất cho gia đình mình.
-Cô làm người nhân viên tư vấn khách mua hàng: Chào các bác, siêu thi chúng tôi có rất nhiều hàng mới về các bác muốn mua đồ dùng gì cho gia đình mình. Các bác hãy quan sát xem trong siêu thị có những đồ dùng gì?
-Nhà bác đã có những đồ dùng đó chưa?
-Nhà bác con thiếu đồ dùng gì nữ ko?
-Nhà bác đã có đủ bát chưa?
-Vậy thì tôi nghĩ bác nên mua thêm bát cho gđ mình.
*Còn gia đình nhà bác đã có những đồ dùng gì rồi?
-Tôi thấy bác chưa kể đến đĩa, chắc nhà bác chưa có đủ đĩa đúng ko?
-Vậy thì tôi nghĩ bác nên mua thêm đĩa cho gđ mình.
-Thế còn bác, bác thấy đồ dùng trong siêu thị chúng tôi có đẹp ko?Trong gia đình bác có những đồ dùng gì?
-Bác có muôn mua gì về cho gia đình mình ko?
-Phòng khách nhà bác đã đủ cốc chưa?
-Vậy thì bác nên mua thêm cốc để bổ xung cho phòng khách của gđ mình.
*Các gia đình chú ý: Đã sắp đến giờ tham dự họi thi ‘Gia đình chọn đồ giỏi’’
-Ban tổ chức chúng tôi yêu cầu các gia đình hãy mau mau trở về hội trường để tham dự hội thi được đầy đủ và đúng giờ.
-(Cô cho trẻ  trở về chỗ  mà cô đã chuẩn bị, trẻ vừa đi vừa hát bài: ‘Cả nhà thương nhau’’)
*HĐ2:Nội dung chính:Một số đồ dùng trong gia đình bé
-Đã đến hội trường, xin mời các gia đình hãy trở về chỗ ngồi để chuẩn bị cho phần thi của mình.
-Trước tiên là phần giới thiệu của các gđ:Cô cho 3 gđ giới thiệu tên của gia đình mình và sở thích.(1 gia đình nhí, sở thích của gia đình chúng tôi là nấu ăn; 2 là gia đình tí hon, sở thích của gia đình chúng là mua sắm; 3 là gia đình búp bê, sở thích của gia đình chúng tôi là uống nước trai cây)
-Xin cảm ơn phần giới thiệu của 3 gđ. Để chọn ra được gđ nào là gđ xuât sắc nhất trong hội thi ngày hôm nay cả 3 gđ phải trải qua 3 phần thi:
  1:Phần thi:Phám phá.
   2:Phần thi:Gia đình thông minh
   3:Phần thi:T/C giả trí.
*Phần thi 1:Phám phá.
-Để bước vào phần thi phám phá, trước tiên các gia đình hãy chú ý nghe hiệu lệnh của ban tổ chức, và gđ nào lắc chuông nhanh nhất sẽ dành được quyền trả lời  trước(đội nào chiến tháng sẽ được tặng 1 tràng pháo tay thật lớn )
+3, 2,1 lắc chuông.
-Xin chúc mừng gđ….đã lắc chuông nhanh nhất và đã dành đựơc quyền trả lời.
-Cô hỏi:Gia đình bác đã mua được đồ dùng gì? đồ dùng này được làm bằng gì?và dùng để làm gì? Khi sờ tay vào nó bác thây nó sần hay nhẵn.và đồ dùng này là đồ dùng ở đâu?
- gia đình… và gđ… có ý kiến bổ xung với gđ bạn ko?
 -Cô khái quát lại các ý kiến đúng.
-Tương tự với 2 đồ dùng tiếp theo(Cô ra hiệu lệnh 3,2,1 lắc chuông, lắc chuông và chọn gđ lắc chuông nhanh nhất để trả lời câu hỏi)
* Xin chúc mừng 3 gia đình đã trải qua phần thi thứ nhất 1cách xuất sắc xin tất cả các ban giám khảo cùng toàn thể các vị khán giả hãy tặng cho 3 đội 1 tràng pháo tay thật to nào!
*Phần thi 2:Gia đình thông minh.
*Không để các quý vị phải đợi lâu, ban tổ chức chúng tôi sẽ cùng 3 gia đình bước vào phần thi tiếp theo có tên là phần thi:Gia đình thông minh.
-Ở phần thi này 3 gia đình hãy chú ý nghe câu hỏi trước khi giơ tay dành quyền trả lời nhé:
Câu đố: ‘Miệng tròn lòng trắng phau phau.
            Đựng cơm cho bé hàng ngày bé ăn’
-Đố là cái gì?
-Các gia đình hãy nhìn xem trên tay tôi có cái gì đây?
-Các gđ hãy nói to cùng tôi nào: ‘Cái bát’’
-Cái bát có màu gì?
-Miệng bát có dạng hình gi?
-Lòng bát nông hay sâu?
-Bát dùng để làm gì?
-Bát là đồ dùng ở đâu?
-Cái bát này làm bằng chất liệu gì?
-Gia đình nào biết còn có bát làm bằng chất liệu gì nữa?(Cô mở rộng:Ngoài bát làm bằng sứ ra còn có bát làm bằng nhựa, bằng inox nữa đấy và ngoài cái bát nhỏ để đựng cơm này ra còn có cái bát to để đựng canh nữa đấy)
-Khi sờ tay vào bát thấy nó ntn nhỉ? nhẵn hay sần sùi(cô cho trẻ sờ tay vào bát để cảm nhận)
-Cô khái quát lại: Đây là cái bát là đồ dùng trong gia đình, dùng để đựng cơm hoặc đựng thức ăn,Miệng bát là 1 đường bao cong tròn, lòng bát sâu, cái bát này làm bằng sứ, rất dễ vỡ, nên khi sử dụng chúng ta phải thật nhẹ nhàng cẩn thận.

‘Chú ý- chú ý’’
-3 gđ hãy nhìn xem trên tay tôi có gì đây?
-Àh đúng rồi, trên tay tôi có cái ‘đĩa’’ đấy.
-Các gđ nói to cùng tôi nào: Cái đĩa.
-Đĩa có màu gì?
-Miệng có dạng hình gì?
-Lòng đĩa nông hay sâu?
-Đĩa dùng để làm gì?
-Đĩa là đồ dùng ở đâu?
-Cái đĩa này được làm bằng chất liệu gì?
-Gđ nào biết ngoài cái đĩa làm bằng sứ ra, cái đĩa còn được làm bằng chất liệu gì nữa?
(Cô mở rộng: Ngoài cái đĩa làm bằng sứ ra còn có đĩa làm bằng nhựa, bằng inox nữa đấy)
-Khi sờ tay vào đĩa các bạn thấy nó ntn? sần hay nhẵn?(Cô cho trẻ sờ và nêu cảm nhận)
*Cô khái quát lại: Đây là cái đĩa, là đồ dùng trong gia đình, miệng đĩa là 1 đường bao cong tròn khép kín, long đĩa nông, dùng để đựng rau, thịt,cá.Cái đĩa này làm bằng sứ, dễ vỡ nên khi dùng chúng ta phải nhẹ nhàng cẩn thận.
*So sánh:Cái bát và cái đĩa.
-Gia đình nào có nhận xét gì về đặc điểm giữa cái bát và cái đĩa nào?
-(Cô gợi ý trẻ để trẻ nêu được sự giống và khác nhau của 2 đồ dùng)
*Giống nhau:
-Cùng là đồ dùng cần thiết trong gđ.
-Cùng làm bằng sứ.
-Cùng có miệng dạng hình tròn.
-Đều là đồ dùng để đựng thức ăn.
*Khác nhau:
-Đĩa nông: dùng để đựng rau, thịt, cá.
-Bát sâu: dùng để đựng cơm hoặc thức ăn (ngoài ra trong gđ còn có bát to để đựng canh).
*Cái cốc:
+Ban tổ chức giới thiệu cái cốc cho 3 gia đình cùng quan sát:
-Các gđ hãy nhìn xem trên tay tôi có gì đây?
-Cả 3 gđ có nhất trí đây đúng là cái cốc ko?
-Ah đúng rồi:Các bạn hãy nói to cùng tôi nào: ‘Cái cốc’’
-Cái cốc này có màu gì?
-Miệng cốc có dạng hình gì?
-Cái cốc dùng để làm gì?
-Cốc là đồ dùng ở đâu?
-Cái cốc này được làm bằng chất liệu gì?
-GĐ nào biết còn có cái cốc làm bằng chất liệu gì nữa?(Cô mở rộng: Ngoài cái cốc làm bằng thuỷ tinh ra còn có cốc làm bằng sứ, bằng nhựa, bằng inox nữa đấy)
-Khi sờ tay vào cốc các bạn thấy nó ntn? sần hay nhẵn?(Cô cho trẻ sờ và nêu cảm nhận)
-Cô khái quát: Đây là cái cốc là đồ dùng trong gia đình để đựng nước để uống, , cốc có hình trụ, miệng cốc là 1 đường bao công tròn. Cái cốc này làm bằng thuỷ tinh,có màu trắng trong suốt, dễ vỡ nên khi dùng chúng ta phải nhẹ nhàng cẩn thận.
-Vừa rồi các ra đình đã tìm hiểu được mấy đồ dùng rồi nhỉ?
*So sánh: Cái bát và cái cốc
-Các gđ hãy chú ý nhé: Trời tôi rồi
                                    Trời sáng rồi!
-Các gđ hãy nhìn xem trên bàn của tôi còn lại những đồ dùng gì?(cái bát và cái cốc)
- Các bạn hãy quan sát kỹ xem 2 đồ này có đặc điểm nào giống và khác nhau?(trẻ ko nói được cô gợi ý trẻ nói)
+Giống nhau:
-Cùng là đồ dùng cần thiết trong gia đình.
-Cùng có miệng dạng hình tròn.
-Đều làm bằng chất liệu dễ vỡ.
+Khác nhau:
-Bát là đồ dùng để đựng cơm, thức ăn.
-Cái cốc là đồ dùng để đựng nước uống.
Cái cốc làm bằng thuỷ tinh trong suốt có thể nhìn qua được.
-Còn cái bát làm bằng sứ, có màu trắng, ko nhìn qua được.
-Cái bát to hơn cái cốc.
*Liên hệ thực tiễn mở rộng và giáo dục.
-Ngoài những đồ dùng này ra trong gđ các bạn còn những đồ dùng nào khác nữa?
-Đó là những đồ dùng trong gia đình rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, mà các cô chú công nhân phải lao động vất vả mới làm ra, vì vạy chúng ta phải biết yêu quý giữ gìn những đồ dùng đó.
-Tôi thấy cả 3 gđ đều mua được những sản phẩm tốt, chất lượng tốt, ko ảnh hưởng đến sức khoẻ.Chúng ta ko nên mua những đồ bằng nhựa vì những đồ dùng này khi đựng đồ nóng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của chúng ta. hoặc tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện… ko có thương hiệu, ko có tem bảo hành, ko rõ nguồn gốc xuất sứ sẽ dễ bị cháy hỏng, chúng ta sử dụng sẽ ko được bền.
- *HĐ3:Trò chơi luyện tập.
-Để phần thi tiếp theo được thành công tốt đẹp chúng ta hãy nổ 1 tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ cho 3 gđ.
-Ko để các bạn phải đợi lâu tôi tuyên bố phần thi: ‘T/C Giải tri’’, được bắt đầu:
*Với t/c thứ nhất là t/c:Thi xem ai nhanh.
-Cô phát cho 3 gđ, mỗi gđ có 2 cái bát, 2 cái đĩa, 2 cái cốc)
-Các gia đình chú ý:
-Khi có hiệu lệnh của ban tổ chức: ‘Tìm đồ’’
-Hãy tìm đồ dùng đê uống.
-Hãy tìm đồ dùng đựng cơm.
-Hãy tìm đồ dùng để đựng rau, thịt, cá…
+Cả 3 GĐ đều rất nhanh và giỏi, đều tim được đúng đồ dùng mà ban tổ chức chúng tôi yêu cầu.
*Tiếp theo sẽ là t/c :Pha nước.
-Xin mời các thành viên của 3 gia đình chúng ta cùng đứng dậy để cùng chơi t/c nào:
-Nào các bạn hãy làm theo hiệu lệnh của tôi nhé: - ‘Pha nước –pha nước ....’’.
*Kết thúc: Tôi xin tuyên bố hội thi đến đây là kết thúc. Xin chúc mừng 3 gia đình đã hoàn thành 3 phần thi và thành công rực rỡ.Nào chúng ta hãy nổ 1 tràng pháo tay để chúc mừng 3 gđ.
-Cô hướng trẻ về góc chơi.
Hoạt động của trẻ




-Trẻ chú ý lắng nghe.





-Trẻ hát cùng cô





-Chú ý.






-Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi.





-Trẻ mua bát.

-Trẻ trả lời






-Trẻ trả lời









-Trẻ chú ý.





-Trẻ về chỗ ngồi.



-Trẻ giới thiệu








-Trẻ chú ý.









-Trẻ lắc chuông




-Trẻ quan sát và trả lời.




-Trẻ chú ý.





-Vỗ tay




-Trẻ chú ý.







-Trẻ trả lời

-Trẻ nói to 3 lần.


-Trẻ quan sát cái bát và trả lời.









-Trẻ sờ và cảm nhận.


-Trẻ chú ý.





-Xem gì- xem gì.
-Trẻ trả lời
-Trẻ nói to 3 lần.


-Trẻ quan sát và trả lời.



-Trẻ chú ý.




-Trẻ sờ và cảm nhận.

- Trẻ chú ý.





-Tr ẻ nhận xét.














-Trẻ quan sát cái cốc.
-Trẻ trả lời.


-Trẻ nói to 3 lần.

-Trẻ quan sát và trả lời.



-Trẻ chú ý .


-Trẻ sờ và cảm nhận.



-Trẻ chú ý



-Trẻ trả lời,.

-Đi ngủ thôi.
-Mau dậy thôi.

-Trẻ trả lời.

-Trẻ nhận xét,















-Trẻ trả lời.



-Trẻ chú ý.












-Vỗ tay.







-Đồ gì- đồ gì.

-Trẻ thực hiện.







-Trẻ thực hiện chơi.




-Trẻ vỗ tay

-Về góc chơi.
Ghi chú
Previous Post
Bài tiếp

Đăng bởi:

0 nhận xét: