KẾHOẠCH HOẠT ĐỘNG
HỌC
Tên hoạt động học
|
Mục đích yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
Lăn bóng bằng 2 tay và đi
theo bóng
TC: Ném bóng vào rổ
|
* Kiến
thức:
- Trẻ
biết lăn bóng bằng 2 tay và đi theo
bóng
-Nhớ
cách chơi, luật chơi.
* Kỹ
năng:
-Trẻ
biết phối hợp tay, chân, mắt nhìn thẳng khi di chuyển theo bóng
* Thái
độ:
- GD
trẻ tính kiên trì và có ý thức kỷ luật.
-Hào hứng
tham gia vào TC.
|
- Đồ dùng của cô:Sắc xô
Sân tập
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục, quần áo gọn gàng
|
1.Ổn định
tổ chức: cô tổ chức cho trẻ chơi TC “ Bóng tròn to”
2.
Phương pháp, hình thức tổ chức :
a.Khởi
động: Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp
các kiểu chân chạy về 4 hàng dọc
b. Trọng
động:
*BTPTC:Cô cho
trẻ tập lần lượt các động tác như TDS. Động tác nhấn mạnh: Chân, tay 3 lần 8 nhịp.
*
VĐCB:
- Cô
giới thiệu tên bài, cho 1 trẻ lên tập -> lớp quan sát nhận xét.
-Cô làm
mẫu lần 1, lần 2 + phân tích động tác:
TTCB: mỗi bạn lấy 1 quả bóng, đứng trước vạch xuất
phát, cúi lưng , 2 tay giữ vào bóng. Khi có hiệu lệnh các bạn sẽ lăn bóng bằng
2 tay và đi theo bóng thật khéo léo.
-Mời 1
trẻ lên tập -> lớp quan sátà nhận
xét.
-Cho
trẻ tập luyện theo các hình thức: cá nhân, nhóm, thi đua giữa 2 đội.
-Cô bao quát sửa sai, động viên trẻ tập. Cô
chú ý trẻ béo phì tập thêm 3-4 lần.
* TCVĐ: Ném
bóng vào rổ hỏi trẻ lại cách chơi TC
và tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
c.Hồi
tĩnh: Trẻ làm chim bay đi lại nhẹ nhàng xung
quanh lớp.
3. Kết
thúc: Cô nhận xét, kết thúc giờ học. Trẻ chuyển sang HĐ
|
Lưu ý
|
|
||
Chỉnh sửa năm…..
|
|
KẾ HOẠCH HOẠT
ĐỘNG HỌC
Tên hoạt động học
|
Mục đích yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
HĐKP
Một số loại rau
|
* Kiến
thức:
. -Trẻ biết nhận
biết gọi tên và phân nhóm các loại rau
- Hiểu được ích lợi của 1 số loại rau trong cuộc sống
là nguồn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho sự phát triển của cơ
thể
* Kỹ
năng:
-Trẻ nói mạch lạc, rõ
ràng
- Trẻ
phân nhóm các loại rau theo đặc điểm đặc trưng rõ nét của 1 số loại rau: rau
ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả
- Phát triển khả năng so sánh, phân loại, chú ý và ghi nhớ
* Thái độ:
Trẻ hứng thú tham gia học
tập
- Giáo dục dinh dưỡng và
VSAT thực phẩm trước khi chế biến các loại rau
|
- Tranh vẽ em bé.
-Quả cam ,cam đã cắt miếng .
-Giấy
vẽ ,bút sáp ,tranh bài tập nối các bộ phận với đồ dùng thích hợp
- Nhạc
bài “ Giấu tay ”
|
1.Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng hát bài “ Bắp cải xanh”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung của bài hát
- Cho trẻ kể tên những loại rau mà trẻ biết
.Phương pháp, hình hức tổ
chức:
Tìm hiểu về các loại rau
- Chon
trẻ quan sát 1 số loại rau xanh như:
bắp cải, rau ngót, rau cải trắng, su hào, cà rốt, củ cải trắng, khoai tây, bầu,
bí xanh, bí đỏ, su su, cà chua...
Hoạt động xem băng hình
- Cô
cho trẻ xem thêm 1 số loại rau, củ, quả trên máy tính
- Hỏi
trẻ về một số đặc điểm của 1 số loại rau như rau ngót, củ khoai tây...
- Tất
cả những hình ảnh chúng mình vừa xem đều được gọi là rau nhưng rau được chia
thành 3 nhóm là: rau ăn lá, rau ăn củ, và rau ăn quả
Phân nhóm các loai rau
- Cô
chia trẻ thành 3 nhóm cùng xem xét thảo luận về các loại rau : Rau ăn lá, rau
ăn củ, rau ăn quả
Nhóm 1: Rau ăn
lá: Bắp cải, rau muống, rau
ngót
+ Các cháu có những loại rau gì? + Rau đó có đặc điểm gì? + Theo cháu rau đó thuộc nhóm rau nào?
+ Rau
đó có thể chế biến được những món ăn nào?
+ Ngoài rau đó ra cháu có biết loại rau nào cũng thuộc nhóm rau ăn lá nữa không? + Theo con loại rau ăn lá phần nào ăn được, phần nào bỏ.. -> Tất cả các loại rau ăn lá có nhiều loại nhưng đều có phần thân, rễ. Khi ăn chỉ ăn phần lá
Nhóm 2: Rau ăn củ: Khoai tây, cà rốt, su hào
+ Các
cháu có những loại rau nào ?
+ Cháu
có phát hiện gì về những loại rau này ?
+ Cháu
thường ăn phần nào của các loại củ đó ?
->
Loại rau này có nhiều hình dáng có củ dài, có củ tròn nhưng đều có lá ở trên
và củ ở dưới. Khi ăn chỉ ăn phần củ
Nhóm 3: Rau ăn quả: Quả cà tím, mướp đắng, bí, cà chua
+ Ở
nhóm 3 có những loại rau gì ?
+ Đặc
điểm của những loại rau ấy ?
+ Những
loại rau ấy thuộc nhóm rau gì ?
+ Vì
sao lại gọi là rau ăn quả ?
->
GD: tất cả các loại rau đều
mang lại lợi ích cho con người như cung cấp chất vitamin và chất khoáng nên
chúng mình phải ăn thêm rau xanh để cơ thể có đủ chất.
Luyện tập :
- Cho
trẻ chơi trò chơi: TC1 “ Ai nhanh nhất”
+ Cô
cho trẻ chọn lô tô hình rau, củ, quả mà trẻ thích
+ Khi
cô nói rau thuộc nhóm rau nào bạn nào có lô tô hình rau thuộc nhóm rau đó thì
giơ lên
- TC2:
Tiếp sức
+ Cô
chia trẻ thành 2 đội
+ Cho
2 đội xếp lô tô các loại rau thành 3 nhóm lên bảng
+
Trong khi trẻ chơi cô bật nhạc, kết thúc 1 bản nhạc đội nào phân nhóm được
nhiều lô tô đúng hơn đội đó sẽ giành chiến thắng
3. Kết thúc
|
Lưu ý
|
|
||
Chỉnh sửa năm…..
|
|
KẾHOẠCH HOẠT ĐỘNG
HỌC
Tên hoạt động học
|
Mục đích yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
GDÂN:
-DH:
Bầu và Bí
-NH:
Đuổi chim
-TC
Ai đoán giỏi
|
* Kiến thức:-Trẻ
biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát” Bầu và
Bí
- Cảm
nhận được giai điệu của bài hát nghe “Đuổi chim ”
- Biết chơi trò chơi
* Kỹ năng:
-Trẻ hát vui tươi đúng lời,
đúng giai điệu thể hiện niềm vui tươi trong bài hát “Bầu và Bí ”
-Trẻ lắng nghe cô hát và hòa nhịp theo bài hát, theo cô
* Thái độ:Trẻ hào hứng tham gia
hoạt động
|
- Đồ dùng của cô:
Nhạc
- Bầu và bí
- Đuổi chim
- Đồ dùng của trẻ;
-Dụng cụ âm nhạc
|
1.Ổn định tổ chức: Đọc
thơ: Bác Bầu, bác Bí .
2. Phương pháp, hình thức
tổ chức :
* Dạy hát : Bầu
và Bí
-Cô gt tên bài hát , tên tác giả và hát lần 1.
- Giới thiệu nội dung
bài hát: Bạn Bầu và Bí có nhiều điểm
giống nhau như hình dáng, màu sắc, tuy không cùng giống nhưng có thể chung 1
giàn
-Cô hát lần 2, Đọc chậm
lời ca bài hát
+ Cho trẻ hát 2-3 lần
không đàn.
-Tổ chức cho trẻ hát
theo tổ, nhóm , cá nhân -Hát nâng cao : cho trẻ hát nối tiếp
*Nghe hát : “Đuổi chim ”
-Cô giới thiệu tên bài
hát , tác giả, hát lần 1.
+ Bài hát có giai điệu
ntn?
- Đàm thoại về nội dung
, giai điệu bài hát: Bài hát có giai điệu nhẹ
nhàng, chậm dãi, tình cảm .
- Cô hát lần 2 : Khuyến
khích trẻ biểu diễn cùng cô
- Cô cho trẻ nghe băng
bài hát
*Trò chơi : Ai đoán
giỏi
-Cho trẻ nhắc lại cách
chơi
-Tổ chức cho trẻ chơi
1-2 lần (cô nhận xét sau mỗi lần chơi )
3. Kết
thúc
|
Lưu ý
|
|
||
Chỉnh sửa năm…..
|
|
KẾ HOẠCH HOẠT
ĐỘNG HỌC
Tên hoạt
động học
|
Mục đích yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
LQVT:
Xác định phía phải, phía trái của đối tượng
có sự định hướng
|
*
Kiến thức:
- Trẻ nắm được nguyên tắc lập số 6 và ý nghĩa số lượng
của số 6.Trẻ nhận biết được số 6.
*
Kỹ năng:
-
Trẻ đếm thành thạo từ
1 – 6.
- Trẻ tìm hoặc tạo ra
các nhóm có số lượng tương ứng với các chữ số trong phạm vi từ 1 – 6.
*
Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia
hoạt động.
|
- Cô và mỗi trẻ 6 lọ, 6 hoa
- Các thẻ số từ 1 – >
6
- Các đồ dùng có số lượng
6.
- Đồ dùng của trẻ:
Thẻ chấm tròn có số lượng 4-5-6 nhà có gắn số
4-5-6
|
1.Ổn định
tổ chức:
2. Phương pháp, hình thức tổ chức :
a. Ôn nhận biết tay phải, tay trái của bản thân :
-Tay phải của các con đâu? Các con hãy chống tay phải
vào hông bên phải.
-Tay trái của các con đâu? Các con hãy chống tay
trái của các con vào hông bên trái
- Nghiêng đầu về bên phải, nghiêng đầu về bên trái (
trẻ tập 2 lần)
- Trẻ chống tay vào hông vặn người sang bên phải, bên trái (2 lần)
- Chân phải của các con đâu? Các con dậm chân 5 cái(
vừa dậm vừa đếm)
-Chân trái của các con đâu? Các con dậm 5 cái vừa dậm
vừa đếm )
b. Xác định phía phải, phía
trái của đối tượng khác
- Các con có thich đi chơi ko? Tập trung trẻ trước
mô hình vườn rau.
-Các con chú ý nhìn lên chỉ dẫn của cô .Cô chỉ tay
sang bên nào thì các con đọc tên loại rau đó cho cô nhé .
- Trên tay cô đang cầm gì? (que chỉ). Cô cầm bằng
tay nào?
-Phía tay phải của cô có những loại rau gì?
-Phía tay trái của cô có những loại rau gì?
- Cô cho trẻ lấy 1xu hào, 1 rau cải, 1 cà rốt về tổ.
- Chú ý cô xếp trước. Cô xếp theo hàng dọc- cà rốt –
rau cải – xu hào- trẻ xác định phía trước , sau của từng đối tượng.
-Cô xếp theo hàng ngang- cho trẻ xác định phía phải,
phía trái của từng đối tượng.
- Cho trẻ lấy các loại rau đặt vào các vị trí trước,
sau, phải trái , trước , sau
- các con đặt củ xu hào sao cho cháu ngồi phía trước củ xu hào, cà rốt bên trái
củ xu hào, rau cải ở bên phải của xu
hào .
- Cô gọi tên rau các con đọc tên phía của rau
c. Luyện tập.
-Cô dùng 1 rổ to làm chuẩn và tổ chức cho trẻ chơi “
hãy đứng bên phải, bên trái của tôi”
|
Lưu ý
|
|
||
Chỉnh sửa năm…..
|
|
Lưu ý
|
|
Chỉnh sửa năm…..
|
|
KẾ HOẠCH HOẠT
ĐỘNG HỌC
Tên hoạt động học
|
Mục đích yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
Tạo
hình
Xé dán cảnh quê hương mà
cháu thích
|
* Kiến
thức:
- Trẻ nói được
tên cảnh đẹp mà mình định làm
- Biết nói lên đặc điểm
, kiểu dáng và màu sắc của cảnh đẹp ở đó.
* Kỹ
năng:
- Trẻ biết sử dụng các
kỹ năng xé, dán đã học đểtạo nên sản phẩm
- Trẻ biết sắp xếp bố cục tranh hợp lý , cân đối và màu sắc phù hợp , sáng tạo
* Thái
độ:
-Biết
yêu quí ngôi và bảo vệ sản phẩm của mình
|
-
Đồ dùng của cô: Tranh gợi ý của cô:
+ Tranh 1: xé dán lăng Bác + Tranh 2 :Xé dán vườn cây trong công viên
+ Tranh 3: xé dán Tháp rùa
HN
-Nhạc
không lời
Bảng,
phấn , que chỉ.
- Đồ dùng của trẻ: Vở giấy màu và các nguyên
liệu khác
|
1.Ổn định
tổ chức: Cô và
cả lớp cùng hát bài “Yêu Hà Nội ”
Trò
chuyện về nhà của mình.
2.
Phương pháp, hình thức tổ chức
- Cho
trẻ kể về cảnh đệp mà cháu biết.
*Quan sát tranh gợi ý:
-Cô cho trẻ xem các bức tranh cô đã chuẩn bị
sẵn.
Trẻ quan sát và nhận xét về bố cục, nội
dung, màu sắc, cách
Xé, xếp, dán.
-Cô hỏi trẻ muốn xé, dán về cảnh đep nào ?
- Cháu sẽ xé, dán ntn, có những gì ở đó
?.
-Cô cùng trẻ nhắc lại 1 số cách xé, dán vừa làm vừa nói cách làm.
*Trẻ nêu ý định của mình. Cô gợi ý trẻ sử dụng thêm 1 số các nguyên liệu khác để
trẻ được bức tranh sáng tạo.
*Trẻ thực hiện: Cô lưu ý tư thế ngồi, cách xếp,
dán, cách đặt giấy.
*Nhận
xét sản phẩm:
Cô cho trẻ đi từng bàn để xem và nhận xét,
cùng chọn tranh đẹp, đặt tên cho bức
tranh .
3. Kết thúc: Cô nhận xét, kết thúc giờ học.
Trẻ chuyển sang HĐ
|
Lưu ý
|
|
||
Chỉnh sửa năm…..
|
|
0 nhận xét: