Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Giáo án mầm non chủ đề nhánh ngày hội đến trường của bé


KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 1

Chủ đề nhánh: Ngày hội đến trường của bé
Thời gian thực hiện: 4/9 – 8/9/2017

Hoạt động
Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Đón trẻ
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chầo cô, chào bố mẹ sau đó cất đồ dùng cá nhân.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu.
- Cho trẻ vào góc chơi tự do.
Thể dục sáng
- Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật, kết hợp bài hát của chủ điểm.
- Điểm danh, báo ăn.
Hoạt động học
Phát triển thể chất:
- Bò zích zắc qua chướng ngại vật.
- TC: chạy tiếp sức.
Phát triển thẩm mỹ:
- Tô  màu tranh trường MN.
- Nghe hát: Trường chúng cháu là trường MN.
Phát triển nhận thức:
- Kể chuyện theo tranh về 1 ngày ở trường MN.
- TC: tìm bạn.
Phát triển ngôn ngữ:
- Thơ: Cô và cháu.
- Xem tranh ảnh, t/c về trường MN.
Phát triển thẩm mỹ:
- Dạy hát: “Trường chúng cháu là trường MN”
- N/H: ngày đầu tiên đi học
- TC: tai ai tinh.
Hoạt động góc
Góc phân vai:
Cô giáo của em
Góc tạo hình: Tô màu trường MN.
Góc bác sỹ:
Cô y tế học đường.
Góc sách: xem tranh ảnh về trường MN.
Góc nghệ thuật: Hát về chủ điểm.
Góc phân vai: Gia đình chuẩn bị cho bé đi học.
Góc xây dựng: Xây dựng trường MN.
Góc tạo hình: Vẽ lớp học của bé.
Góc nghệ thuật: Hát về chủ điểm.
Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ dùng học sinh.
Hoạt động CS – ND
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ, chuẩn bị bàn ăn, đồ ăn.
- Cho trẻ ăn, động viên trẻ ăn hết suất.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc.
Hoạt động chiều
- Ôn các kĩ năng tự phục vụ,ôn các bài thơ-bài hát
-Chơi tự do,xem phim
Trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ, chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do trong lớp, kết hợp trò chuyện với trẻ trong khi đợi người thân đến đón.









               Bò zích zắc qua 4 chướng ngại vật
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên vận động và cách thực hiện vận động bò zích zắc qua 4 chướng ngại vật.
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi bò, cẳng chân và tay luôn sát sàn khi bò, bò theo đúng hướng, không chạm chướng ngại vật.
- Trẻ hứng thú tập luyện, chơi đúng luật và lấy đúng theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
- Vòng thể dục 10 chiếc.
- 8 chiếc hộp, 2 lá cờ.
- Sân tập thoáng, rộng, sạch sẽ.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “Vui đến trường”
- Hỏi trẻ tên trường, tên lớp, tên cô giáo.
- Được đến trường gặp lại các bạn, các cô chúng mình cảm thấy như thế nào? Vì sao?
- Dẫn dắt vào hoạt động học.
HĐ2: Nội dung:
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác máy bay bay. Sau đó cho trẻ đi tay chống hông và đi kết hợp với các kiểu chân trê nền nhạc bài hát “bài tập buổi sáng”.
- Sau đó về đội hình 4 hàng dọc.
2. Trọng động:
Cô cho trẻ chuyển đội hình thành 4 hàng ngang và tập trên nền nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường MN”
* BTPTC:     
   - Tay: 2 tay đưa sang ngang cao bằng vai => hay tay gập lại, đầu ngón tay chạm vai => Hạ tay xuống thả xuôi theo người.(4 lần/ 4 nhịp)                  
   - Lưng: Đứng thẳng, hai chân dang rộng => Đưa thẳng hai tay cao quá đầu => Cúi xuống, hai tay chạm bàn chân => Đứng thẳng hai tay thả xuôi theo người. (4 lần/ 4 nhịp)
    - Chân: Đứng hai tay chống hông => Một chân dặt lên trước khuỵu xuống => Thu chân về, đổi chân thực hiện.(4 lần/ 4 nhịp)      
    - Bật nhảy: Bật tại chỗ.(2 lần/  nhịp)
* VĐCB: Bò zích zắc qua 4 chướng ngại vật.
- Cô cho trẻ chuyển về đội hình 2 hàng ngang đối diện.
- Cô giới thiệu tên vận động, giới thiệu cách thực hiện và làm mẫu.
+ Lần 1: Cô làm mẫu.
+ Lần 2: Cô vừa làm mẫu vừa giới thiệu cho trẻ biết cách thực hiện: Đứng trước vạch chuẩn bị. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” thì chống hai tay sats vạch và cẳng chân sát sàn, lưng thẳng, mắt nhìn phía trước. Bò phối hợp chân nọ tay kia bò theo đường zích zắc qua 8 chiếc hộp sao cho không chạm vào hộp, bò đến vạch kết thúc thì thôi.
- Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức.
+ Lần lượt 2 trẻ ở đầu 2 hàng lên thực hiện.
+ Tổ chức thi đua giữa hai tổ, lần lượt trẻ ở hai hàng nối nhau bò, tổ nào xong trước sẽ thắng.
+ Cho 2 trẻ thực hiện tốt nhất lên thực hiện.
( trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ).
* Trò chơi vận động: “Chạy tiếp sức”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
HĐ3: Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng theo vòng tròn.
- Chuyển sang hoạt động khác.





















Tô màu tranh trường MN
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn lại cách cầm bút và cách tô màu.
- Biết chọn màu hợp lý và tô màu đúng kỹ năng.
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Tranh màu mẫu về trường MN.
- Tranh cho trẻ tô màu.
- Bút sáp màu, bàn ghế.
- Tranh mẫu của cô và của 1 số anh chị trước đã tô.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định, tạo hứng thú.
- Cô và trẻ vừa hát vừa múa phụ hoạ theo bài hát “Trường chúng cháu là trường MN”.
- Hỏi trẻ tên bài hát, trong bài hát có nhắc đến gì?
- Hỏi trẻ về trường MN của mình.
- Dẫn dắt vào hoạt động học.
HĐ2:  Nội dung trọng tâm.
* Cung cấp biểu tượng:
- Cho trẻ xem tranh mẫu , tranh của cô và tranh của những anh chị trước đã tô.
- Vừa cho trẻ xem tranh vừa hỏi trẻ:
+ Đây là bức tranh gì?
+ Ngôi trường trong tranh này có màu gì? Cảnh vật xung quanh được tô màu như thế nào?
- Các con có muốn mình tô được những bức tranh về trường MN thật đẹp không? Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các con tô màu.
* Hướng dẫn trẻ tô màu:
- Cô làm mẫu: Cô tô mẫu, vừa tô cô vừa phân tích về cách tô, cách chọn màu, đi màu sao cho đẹp và hợp lý.
* Trẻ thực hiện:
- Hỏi ý định của trẻ.
- Cô hỏi lại trẻ tư thế ngồi đúng, cách cầm bút, cách tô màu đúng.
- Trong khi trẻ thực hiện cô bật nhạc không lời nhỏ. Quan sát và sửa sai cho trẻ.
* Trưng bày sản phẩm:
- Sắp hết thời gian cô nhắc trẻ hoàn thành sản phẩm.
- Lần lượt từng trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình lên giá.
- Cho trẻ quan sát và trao đổi về sản phẩm của các bạn với nhau (1-2 phút)
- Các con thấy thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- Cô chọn một vài bức tranh đẹp nhất giới thiệu cho cả lớp cùng xem.
HĐ 3: Kết thúc hoạt động.
- Cô nhận xét giờ học.
- Chuyển sang hoạt động khác.








KPKH “Một ngày hoạt động của bé ở trường MN”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được các hoạt động của cô và trẻ ở trường MN và trình tự của các hoạt động đó.
- Trẻ biết giới thiệu tên mình, tên bạn và biết được hoạt động của bạn và mình ở lớp.
- Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi cẩn thận.
- Tích cực tham gia các hoạt động cùng cô.
II. Chuẩn bị:
- Bộ tranh về các hoạt động trong ngày của trẻ.
- Đoạn phim vê trẻ ở trường tập thể dục, ăn cơm, đi ngủ.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định và tạo hứng thú.
- Cô và trẻ cùng hát bài “Vui tới trường”
- Hỏi trẻ tên bài hát?
- Bài hát nói về điều gì?
- Đến trường chúng mình được gặp những ai? Các con cảm thấy như thế nào? Vì sao?
HĐ2: Nội dung trọng tâm.
* Cung cấp kiến thức:
- Tranh: Tranh cô giáo đón bé vào trường.
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Bức tranh này nói về điều gì?
+ Ai đưa các con đi học? Ai đón các con vào lớp?
     Khi được đến trường các con có vui không? Vì sao?
     Cô chốt laị:
- Đoạn phim: Trẻ tập thể dục trên sân trường.
+ Trong đoạn phim vừa rồi các bạn đang làm gì? ở đâu?
+ Tại sao chúng mình lại nên tập thể dục?
+ Khi tập thể dục thì các bạn đứng như thế nào? Chúng mình phải như thế nào?
    Cô chốt lại:
- Tranh: Tranh cô giáo đang dạy trẻ học bài.
+ Quan sát bức tranh chúng mình thấy cô giáo đang làm gì?
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Khi ngồi học các bạn trong tranh như thế nào? Thế các con ngồi học như thế nào? Tại sao?
    Cô chốt lại:
- Đoạn phim trẻ ăn và ngủ:
+ Xem đoạn phim vừa rồi các con thấy các bạn đang làm gì?
+ Khi ăn chúng mình phải như thế nào? Có ăn hết suất không? Có làm rơi vãi cơm không? Có nói chuyện không?
+ Các con thấy các bạn nằm ngủ như thế nào? Còn chúng mình khi nằm ngủ thì như thế nào?
    Cô chốt lại:
HĐ3: Trò chơi.
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Đôi bàn tay”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi.
HĐ4: Kết thúc:
Chuyển sang hoạt động khác.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
Thứ 5 ngày 8 tháng 9 năm 2011
Tên bài: Thơ: “Cô và cháu”

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ.
- Trẻ thuộc bài thơ, bước đầu biết đọc diễn cảm.
- Tham gia vào tiết học và chú ý đọc thơ.
II. Chuẩn bị:
- Hình powerpoint về cô và trẻ.
- Tranh minh hoạ cho bài thơ.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định và tạo hứng thú.
- Cho trẻ xem Powerpoint những hình ảnh về cô và trẻ.
- Cô vừa cho các con xem gì?
- Các con thấy cô và cháu trong những hình ảnh đó như thế nào?
- Dẫn dắt vào bài:
HĐ2: Nội dung trọng tâm.
- Giới thiệu tên bài thơ và đọc mẫu.
+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm.
+ Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp với tranh minh họa.
- Đàm thoại, trích dẫn:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của ai?
+ Lúc đầu em bé trong bài thơ biết được màu gì?
+ Cô giáo chỉ sang màu gì?
“Bé biết nhận màu xanh
Cô chỉ sang màu đỏ”
+ Nhờ cô giáo mà bé biết nhận thêm những màu gì nữa?
“Nhìn theo ngón tay trỏ…
… chuyển sang màu tím huế”
+ Em bé đã biết được tất cả bao nhiêu màu?
“Cứ như thế, như thế
Bé biết đủ 7 màu”
+ Cô giáo có vui không? Em bé có vui không? Câu thơ nào diễn tả niềm vui đó.
“Cô và bé nhìn nhau
Nụ cười trong ánh mắt”
* Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ:
- Trẻ đọc cùng cô 3 lần.
- Cho trẻ đọc theo nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân.
HĐ3: Kết thúc hoạt động.
- Cô và trẻ cùng hát và vận động theo bài “Vui đến trường”
- Chuyển hoạt động khác.









Dạy hát :“Trường chúng cháu là trường MN”

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ thuộc và hát rõ lời bài hát.
- Hiểu nội dung bài hát.
- Yêu quý trường MN, yêu quý cô giáo, các bạn trong trường – lớp.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc.
- Băng đĩa nhạc, máy catset.
- Mũ chóp để chơi trò chơi.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn đinh, tạo hứng thú:
- Cho trẻ chơi trò chơi “tìm bạn thân”
- Dẫn dắt vào nội dung bài học.
HĐ2: Nội dung trọng tâm.
- Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
* Cô hát mẫu:
- Lần 1: Cô hát.
- Lần 2: Cô hát và kết hợp điệu bộ minh hoạ.
* Đàm thoại:
- Cô vừa hát cho lớp mình nghe bài hát gì? Của ai?
- Bài hát nói về điều gì?
- Ở trường bé như thế nào?
- Các con có muốn hát bài hát này thật hay không?
* Trẻ hát:
- Cho trẻ hát cùng cô 3 lần.
- Cho trẻ hát theo nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân.
- Cả lớp hát lại.
* Nghe hát:
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 1: Hát xong cô hỏi trẻ:
+ Tên bài hát là gì? Do ai sáng tác? Bạn nhỏ trong bài hát như thế nào?
- Cô hát lần 2: kết hợp minh hoạ, khuyến khích cả lớp hát cùng.
HĐ3: Kết thúc hoạt động.
- TC: “Đoán tên bài hát”
- Cô phổ biến luật chơi cách chơi sau đó cho trẻ chơi.
- Chuyển hoạt động khác.












KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 2
Chủ đề nhánh: Trường mầm non của bé
Thời gian thực hiện: 11/9 – 15/9/2017
Hoạt động
Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Đón trẻ
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ sau đó cất đồ dùng cá nhân.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu.
- Cho trẻ vào góc chơi tự do.
Thể dục sáng
- Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật, kết hợp bài hát của chủ điểm.
- Điểm danh, báo ăn.
Hoạt động học
PTTC: Tung bóng lên cao và bắt bóng

PTTM: Xé dán hình lớp học
PTNT: Nhận biết các góc chơi của lớp
và ý nghĩa các góc chơi

PTNN: Truyện “Thỏ trắng đi học”
PTTM: DH: “Vui đến trường”
Hoạt động CS – ND
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ, chuẩn bị bàn ăn, đồ ăn.
- Cho trẻ ăn, động viên trẻ ăn hết suất.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc.
Hoạt động chiều
- Ôn các kĩ năng tự phục vụ,ôn các bài thơ-bài hát
-Chơi tự do,xem phim
Trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ, chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do trong lớp, kết hợp trò chuyện với trẻ trong khi đợi người thân đến đón.
Tung bóng lên cao và bắt bóng.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên vận động và cách thực hiện vận động “tung bóng lên cao và bắt bóng”
- Trẻ biết thực hiện tung bóng lên cao và bắt bóng bằng tay.
- Phối hợp vận động với các giác quan và định hướng trong không gian.
II. Chuẩn bị:
- Bóng cho đủ số trẻ.
- Băng nhạc, catset ( cho phần khởi động).
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định tổ chức, tạo hứng thú.
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Vui đến trường”
- Dẫn dắt trẻ vào bài học.
HĐ2: Nội dung trọng tâm.
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác máy bay bay. Sau đó cho trẻ đi tay chống hông và đi kết hợp với các kiểu chân trê nền nhạc bài hát “bài tập buổi sáng”.
- Sau đó về đội hình 4 hàng dọc.
2. Trọng động:
Cô cho trẻ chuyển đội hình thành 4 hàng ngang và tập trên nền nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường MN”
* BTPTC:     
   - Tay: 2 tay đưa sang ngang cao bằng vai => hai tay gập lại, đầu ngón tay chạm vai => Hạ tay xuống thả xuôi theo người.(4 lần/ 4 nhịp)                  
   - Lưng: Đứng thẳng, hai chân dang rộng => Đưa thẳng hai tay cao quá đầu => Cúi xuống, hai tay chạm bàn chân => Đứng thẳng hai tay thả xuôi theo người. (4 lần/ 4 nhịp)
    - Chân: Đứng hai tay chống hông => Một chân dặt lên trước khuỵu xuống => Thu chân về, đổi chân thực hiện.(4 lần/ 4 nhịp)      
    - Bật nhảy: Bật tại chỗ.(2 lần/  nhịp)
* Vận động cơ bản:
- Cho trẻ đứng theo đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
+ Lần 2: Cô làm mẫu kèm theo lời giải thích.
    Cô đứng thẳng người, 2 chân khép lại, khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” 2 tay cô cầm bóng đưa ra trước. Khi có hiệu lệnh “tung bóng” cô tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay.
- Cho trẻ thực hiện: Cô cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức.
+ Mời 2 trẻ lên thực hiện.
+ Lần lượt 2 trẻ ở 2 đầu hàng lên thực hiện sau đó đi về cuối hàng, cứ thế cho đến hết.
+ Mời 2 trẻ thực hiện đẹp lên thực hiện lại.
   Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi vận động: Tung và bắt bóng.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi:
- Cho trẻ chơi.
HĐ3: Hồi tĩnh và kết thúc hoạt động.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, làm động tác chim bay về tổ và chuyển sang hoạt động khác.

XÉ DÁN HÌNH LỚP HỌC
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết phối hợp các màu sắc và biết xé dán các hình để dán thành hình lớp học
- Rèn kỹ năng xé dán thành các hình: vuông, tam giác, chữ nhật…
- Phối hợp màu đẹp, tươi sáng rõ nét1
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Giấy A4, keo, giấy màu
- Gía treo sản phẩm.
- Tranh mẫu.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định tổ chức và tạo hứng thú.
- Trẻ và cô cùng hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Cùng trò chuyện về chủ điển và nội dung bài hát.
- Dẫn dắt trẻ vào bài học.
HĐ2: Nội dung trọng tâm.
* Cung cấp biểu tượng:
- Cô có bức tranh gì đây?
- Bức tranh có hình gì?
- Ngôi nhà gồm những hình gì? Màu sắc như thế nào?
- Các con có muốn cùng cô xé dán thành những ngôi nhà lớp học của chúng ta không?
* Hướng dẫn trẻ cách xé dán ngôi nhà:
- Cô vừa xé dán vừa giải thích:
+ Đầu tiên chúng ta sẽ xé dán 1 hình tam giác làm mái nhà
+ Tiếp theo cô sẽ chòn 1 tờ giấy màu khác xé hình vuông làm thân nhà
+ Cồ xé 1 hình chữ nhật làm cửa nhà
+ Sau đó cô chọn màu khác xé 2 hình vuông nhỏ làm cửa sổ
* Trẻ thực hiện:
- Cô hỏi ý định thực hiện của trẻ.
- Hỏi trẻ tư thể ngồi đúng, cách
- Cho trẻ thực hiện.
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ.
HĐ3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Lần lượt từng trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình lên giá.
- Cho trẻ quan sát và trao đổi về sản phẩm của các bạn với nhau (1-2 phút)
- Các con thấy thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- Cô chọn một vài bức tranh đẹp nhất giới thiệu cho cả lớp cùng xem.
* Kết thúc hoạt động: Cô nhận xét chung, chuyển sang hoạt động khác.














Truyện:Thỏ trắng đi học

I/ Yêu cầu:
   - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện “ thỏ trắng đi học khóc nhè kêu mẹ vào trong lớp học, khi chơi lỡ tay làm bể châu hoa mà không dám nhận lỗi khi về nhà kể cho mẹ nghe và mẹ bắt thỏ trắng phải nhận lỗi với cô giáo”. Biết tên nhân vật trong truyện
   - Bắt chước giọng nói điệu bộ của nhân vật trong chuyện
   - Trẻ biết quý trọng tình bạn thông qua nội dung câu chuyện, phải nhận lỗi khi biết mình sai
II/ Chuẩn bị:
-         Tranh kể chuyện trên máy.
-         Giấy vẽ, bút màu
III/ Cách tiến hành:
HĐ 1: Ổn định:
   - Cô cháu cùng hát: “Trường chúng cháu là trường MN”
      + Trò chuyện về nội dung bài hát
      + Có 1 câu chuyện nói về bạn Thỏ trắng ngày đầu tiên đi học ? Và để biết điều gì xảy ra khi Thỏ trắng đến trường thì các bạn cùng lắng nghe câu chuyện nhé
HĐ 2: Nội dung trọng tâm
* Cô kể chuyện: 
   - Cô kể lần 1: diễn cảm
      + Các bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra khi bạn Thỏ trắng làm bể chậu hoa ? 
   Cô kể đến hết câu chuyện
   - Cô kể lần 2:  Cô kể lần 2 trích dẫn, giải thích từ khó.
 Câu truyện chia làm 5 đoạn.
            + Qua đoạn truyện này nói bạn Thỏ trắng đi đâu và làm gì ?
     Đoạn này nói bạn thỏ trắng mặc quần áo mới và đi đến trường
  Đoạn 1 : “Từ đầu…cô giáo Họa Mi”
           + Thỏ trắng làm gì khi một ngày ở lớp ?
Thỏ trắng đến lớp được vui đùa hát múa cùng các bạn.
  Đoạn 2: từ “ Mình chào các bạn ….
        * Rụt rè = sợ sệt
         + Đoạn truyện này nói bạn thỏ trắng như thế nào ?
     Thỏ trắng  sợ khi vào lớp học và còn làm rơi chậu hoa vỡ  
  Đoạn 3: “Ngày thứ hai …… Cảm ơn bạn nhé”.
     + Thỏ con đã nói với mẹ điều bí mật gì ?
   Thỏ con đã nói với mẹ về sáng nay mình làm vỡ chậu hoa của cô giáo nhưng bạn Sóc nâu đã nhận phần lỗi về mình.
  Đoạn 4: “Chiều về nhà …… con sẽ tự tin hơn ngay ”.
     * Vỡ = bễ (hư)
+ Thỏ trắng đã nói với cô giáo như thế nào về bí mật ngày hôm qua ?

   Thỏ trắng nói rằng chính mình làm vỡ chậu hoa chứ không phải bạn Sóc nâu
  Đoạn 5: Sáng hôm sau …… Thỏ trắng đi học ngoan lắm đấy”.
  * Đàm thoại:
    - Cô vừa kể cho các bạn nghe câu chuyện có tên là gì?
      + Cô viết tên câu chuyện lên bảng cho trẻ đọc
 
 - Câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào ?
   - Trong câu chuyện này con thấy Thỏ trắng là người như thế nào ?
   - Vì sao Thỏ mẹ bắt Thỏ trắng phải nhận lỗi với cô giáo  ?
    - Thế khi Thỏ Trắng nhận lỗi thì cô giáo Họa Mi đã làm gì khiến Thỏ trắng phải lung túng ?
   - Trong câu chuyện này con thích nhất nhân vật nào ? vì sao ?
   -  Sau khi làm vỡ chậu hoa của cô giáo thì Sóc nâu đã giúp bạn bằng cách nhận phần lỗi về mình. vậy nếu là con thì con sẽ làm gì ?
   Giáo dục các cháu khi có lỗi phải biết tự nhận lỗi và mạnh dạn đến lớp học mà không đòi ba mẹ phải vào lớp cùng. Khi đến lớp thì phải nghe lời cô giáo, nhẹ nhàng với bạn, không chơi mạnh tay với bạn mình
   * Trò chơi:
   Cô nói lời thoại nhân vật và cho cháu đoán đó là lời nói của nhân vật nào ?
*Trò chơi:
   Cho cháu đóng vai nhân vật trong câu chuyện
     + Cô hướng dẫn cháu cách chơi
     + Cô là người dẫn truyện, khi đến lời thoại nhân vật nào thì nhân vật đó sẽ nói lời thoại nhân vật của mình.
   - Các bạn rất là giỏi, và cô thấy bạn Thỏ trắng bây giờ đi học rất ngoan, vì vậy cô muốn các bạn hãy vẽ một món đồ chơi mà các bạn thích nhất để tặng cho bạn thỉ trắng các bạn đồng ý không nè ?
     + Cô cho cháu vào bàn để vẽ ( nhắc lại cách ngồi và cách cần bút)
     + Cô nhận xét qua những đồ chơi cháu vẽ
     + Bây giờ các bạn cùng mang đồ chơi đi tặng bạn thỏ trắng nhé
HĐ 3: Kết thúc:
   - Kết thúc cho cháu vừa đi vừa hát “ vui đến trường” và kết thúc.





















Nhận biết các góc chơi của lớp
và ý nghĩa các góc chơi

I. Yêu cầu:
    - Cháu biết được tên lớp học, tên các góc chơi của lớp. Biết được ý nghĩa của góc đó và nhiện vụ của từng người chơi ở góc Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của góc chơi
    - Nhận ra sự khác bit giữa các góc trong lớp, nói được 1 số đặc điểm nổi bật của các góc
    - GD:Trẻ thích đi học, kính trọng cô giáo, yêu thương bạn, giữ gìn đ dùng đồ chơi của lớp,. Vào góc chơi thân ái và biết hợp tác cùng bạn
II. Chuẩn bị:
    - Các góc có sẳn ở lớp 
  - Một số đồ dùng đồ chơi để trên góc
III . Cách tiến hành:
HĐ 1: Ổn định:
    -  Cô cháu cùng trò chuyện: các bạn thấy lớp mình có đẹp không ? 
       + Lớp mình có những gì? 
    -  Muốn biết lớp học chúng ta có gì chúng ta cùng đi quan sát nhé.
HĐ 2: Nội dung trọng tâm:
* Làm quen góc chơi:
    -  Các bạn nhìn xem lớp mình có góc chơi này gọi là góc gì nè ?
       + Vậy góc học tập là góc để chơi những gì ?
   Cô cho cháu biết góc học tập là góc để cho cháu chơi những gì liên quan đến việc học, ví dụ như đọc sách, xem tranh, xếp hình, xếp que ...
    -  Ngoài góc học tập ra các bạn nhìn xem đây là góc gì ?
       + Với góc này các bạn sẽ chơi gì?
   Cô cho cháu biết góc nghệ thuật các bạn sẽ được chơi với giấy màu, bút màu, vẽ, xé dán,...
    -  Đố các bạn đây là góc gì ?
         + Với góc này sẽ chơi gì đây ?
    - Bạn nào có ý kiến khác ?
   Góc thiên nhiên này các bạn sẽ được chơi trồng cây, trồng hoa, và cả chăm sóc cây nữa đó các bạn, vì vây khi chơi góc này các bạn phải biết giữ vệ sinh và không tưới quá nhiều nước cho cây nhé. Khi những cây xanh có những lá váng úa các bạn phải tỉa lá và nhặt lá vàng rơi để bảo vệ mội trường.
    -  Và đây là góc gì mà mỗi ngày các bạn hay giành nhau chơi đó ?
         + Góc xậy dựng chơi được gì ?
    - Cô mời ý kiến khác nè

    Góc xây dựng các bạn sẽ chơi và xây dựng lại nhiều thứ mà các bạn đã thấy theo ý thích của các bạn, có thể xây được vườn hoa trong trường của mình nè, xây dựng nên lớp học của chúng ta nữa,...
    -  Đây là góc chơi cuối cùng trong lớp chúng ta, các bạn biết là góc gì không?
       + Góc phân vai là các bạn sẽ chơi như thế nào?
   Ở góc này các bạn phải là người thể hiện qua những nhân vật mà các bạn đã được nhìn thấy và đã nghe qua về những nhân vật này, những lời nói, hành động các các bạn sẽ thể hiện qua nhân vật đó
   - Đây là góc gì mà có nhiều dụng cụ âm nhạc vậy các bạn ?
      + Với góc âm nhạc chúng ta sẽ làm những gì ?
   - Bạn nào có ý kiến gì khác hơn không ?
   Với góc âm nhac các bạn sẽ được biễu diễn văn nghệ qua những bài thơ, bài hát, câu chuyện mà các bạn đã được nghe, được học, những bạn ở góc này sẽ biểu  diễn cho những bạn ở góc khác cùng xem.
* Bé thông minh;
    - Vậy cô đố các bạn lớp chúng ta có tất cả mấy góc chơi ?
       + Gồm nhữg góc chơi nào ?
     - Các bạn thấy những góc chơi ở lớp mình có những điểm giống và khác nhau gì ?
- Các bạn ơi lớp chúng ta có rất nhiều góc chơi và mỗi góc chơi đều có ý nghĩa riêng của mỗi góc, góc nào cũng có ích cho chúng ta khi chơi, vì vây khi chơi các bạn phải biết hợp tác cùng bạn, không làm mất trậtt tự, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, và trong góc chơi người quan trong nhất là nhóm trưởng, nhóm trưởng sẽ là người phân công nhiệm vụ cho những thành viên trong nhóm của mình
   * Trò chơi :
      Cách chơi: cô đã cho các bạn làm quen với những góc chơi của lớp, bây giờ khi cô nói tên góc chơi nào thì các bạn chạy nhanh về đúng góc chơi đó.
     Luật chơi:  bạn nào chạy về không đúng góc khi cô nói thì bạn đó sẽ bị phạt ra ngoài 1 lần chơi.
      + Cô cho cháu cùng chơi
      + Cô quan sát và nhận xét
  HĐ 3: Kết thúc: cô cho cháu vào góc chơi và chọn góc theo ý thích của mình.

Trọng tâm dạy hát: Vui đến trường
I/ Yêu cầu:
- Cháu thuộc và cháu hiểu nội dung bài hát nói về 1 em bé rất vui khi đi học, đến lớp em gặp lại bạn, gặp lại cô rất là vui. Cháu biết vận động theo nhạc.
     - Cháu hát đúng nhịp đúng lời bài hát, vỗ tay đúng nhịp theo bài hát.
- Giáo dục cho trẻ  yêu thương trường lớp,bạn bè,cô giáo, chơi với bạn.
II. Chuẩn bị:
       - Cô thuộc bài hát ”vui đến trường”
       - Máy casset.,đĩa bài hát ”ngày đầu tiên đi học” và đoạn nhạc bài hát”vui đến trường “không lời
III/ Cách tiến hành
  HĐ1:  Ổn định:
      - Cô cháu cùng trò chuyện hôm nay đi học có vui không ? trên đường đi đến lớp các bạn đã thấy những gì ?
      - Có 1 bài hát nói về bạn nhỏ cũng rất thích đến trường, và lắng nghe xem trước khi đến trường bạn ấy đã làm gì nhé.
HĐ 2: Nội dung trọng tâm:
  * Cô hát lần 1: gới thiệu tên bài hát, tóm nội dung
   Tóm nội dung: Bái hát nói về em bé khi đến trường nghe tiếng chim hót líu lo trên cành cây, có ông mặt trời, trước khi đi học bé biết rửa mặt và đánh răng.
   Cô hát lần 2: hát và vỗ trống theo nhịp bài hát
       +  Cô cho cả lớp cùng hát, tổ, nhóm, cá nhân
       +  Cô chú ý sửa sai và động viên cháu tự tin khi hát
   Cô thấy các bạn hôm nay hát rất là hay, để thưởng cho các bạn cô sẽ hát cho các nghe một bài hát các bạn có thích không nè ?
  *Nghe hát  “ Ngày đầu tiên đi học
   - Cô hát lần 1 : giới thiệu tên bài hát, tóm nội dung
   - Tóm nội dung: Bài hát nói về em bé ngày đầu tiên đi học đã khóc rất nhiều và được cô giáo và mẹ dổ dành, khi lớn lên bé nhớ về ngày đầu tiên đi học và cứ ngở cô giáo là cô tiên.
   - Giáo dục cháu khi đi học phải ngoan không khóc nhè như thế mới là bé ngoan
   - Cô hát lần 2 : Cháu hưởng ứng theo cô và minh họa cùng cô
   * Trò chơi âm nhạc
   - Cô cho cháu xem những chiếc vòng và hỏi cháu với chiếc vòng này chúng ta chơi được gì ? 
       +Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
           Cách chơi : vừa đi vừa hát khi nghe cô hát nhỏ thì các bạn đi bình thường, khi cô hát to thì các bạn hãy tìm vòng nhảy vào.
           Luật chơi : bạn nào không tìm được vòng sẽ bị phạt theo thỏa thuận của lớp và người bị phạt, chú ý mỗi vòng chỉ được 1 bạn mà thôi
        + Cho cháu cùng chơi
   - Nhận xét và tuyên dương cháu
HĐ 3: Kết thúc:  Cho cháu nghe nhạc và hát lại bài hát vừa học.





















KẾ HOẠCH CHĂM SÓC -GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON
Tuần 03( 18/9-22/9//2017)
HoẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
 -Trao đổi với phụ huynh về đặc điểm,tình hình sức khỏe của trẻ
-Điểm danh-Trò chuyện về Các hoạt động ở trường của bé và một số nội qui khi đến trườngMN
THỂ DỤC SÁNG
-Tập thể dục theo nhạc 
GiỜ HỌC
PTTC: Bật chụm tách chân.
PTNT: Đếm số 1 – 2, so sánh chiều dài.

PTTM: Vẽ và tô màu dây cờ.

PTNN: Truyện “Củ cải trắng”

PTTM: DH: “Em đi mẫu giáo”

HoẠT ĐỘNG GÓC
-Góc khoa học:bắt không khí bằng bọc nilon,gieo hạt,trẻquan sát và giải thích
 -Xây công viên,nhà,khu giải trí
-Chơi với chữ số,phân loại tranh,nối tranh.
-Chơi đóng vai
VỆ SINH/
ĂN TRƯA/
NGỦ TRƯA
 -VỆ SINH:Rèn kỹ năng rữa tay đúng cách;tập tự thay quần áo;tập lau mặt và dánh răng đúng cách;lấy đò đúng kí hiệu
-GIỜ ĂN:Biết phụ cô dọn bàn ăn gọn gàn,ngăn nắp,mời trước khi ăn,tự múc ăn,không ăn rơi vãi,không đùa giỡn và nói chiện khi ăn
-GIÒ NGỦ:Biết giúp cô chuẩn bị phòng ngủ,nằm ngủ ngay ngắn,không nói chuyện,không chọc phá bạn khi ngủ.
HoẠT ĐỘNG
CHIỀU
- Ôn các kĩ năng tự phục vụ,ôn các bài thơ-bài hát
-Chơi tự do,xem phim
TRẢ TRẺ
-Trao đổi với phụ huynh về đặc điểm,tình hình sức khỏe của trẻ
-Nhắc nhở phụ huynh về một số qui định của nhà trường và các thong báo(nếu có)
  
       Bật chụm, tách chân
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên vận động, cách thực hiện vận động.
- Trẻ biết dùng sức nhún bật, chụm tách chân liên tục vào các ô.
- Khi bật không chạm vào vạch ô.
-Trẻ hứng thud tham gia vận động, chơi đúng luật.
II. Chuẩn bị:
- Vòng thể dục.
- Ô kẻ để cho trẻ bật.
- Băng nhạc, catset.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định tổ chức và tạo hứng thú:
- Cô dẫn dắt vào nội dung bài học.
HĐ2: Nội dung trọng tâm.
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác máy bay bay. Sau đó cho trẻ đi tay chống hông và đi kết hợp với các kiểu chân trê nền nhạc bài hát “bài tập buổi sáng”.
- Sau đó về đội hình 4 hàng dọc.
2. Trọng động:
Cô cho trẻ chuyển đội hình thành 4 hàng ngang và tập trên nền nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường MN”
* BTPTC:     
   - Tay: 2 tay đưa sang ngang cao bằng vai => hai tay gập lại, đầu ngón tay chạm vai => Hạ tay xuống thả xuôi theo người.(4 lần/ 4 nhịp)                  
   - Lưng: Đứng thẳng, hai chân dang rộng => Đưa thẳng hai tay cao quá đầu => Cúi xuống, hai tay chạm bàn chân => Đứng thẳng hai tay thả xuôi theo người. (4 lần/ 4 nhịp)
    - Chân: Đứng hai tay chống hông => Một chân dặt lên trước khuỵu xuống => Thu chân về, đổi chân thực hiện.(4 lần/ 4 nhịp)      
    - Bật nhảy: Bật tại chỗ.(2 lần/  nhịp)
* Vận động cơ bản:
- Cho trẻ đứng theo đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
+ Lần 2: Cô làm mẫu kèm theo lời giải thích.
    Cô đi đến vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” , hai tay cô chống hông, hai chân chụm, mắt nhìn thẳng, khi có hiệu lệnh “bật” Cô nhún hai chân, dùng sức của chân và cơ thể bật chụm chân vào ô thứ nhâts, sau đó bật tách chân vào ô thứ hai, cứ thế cho đến hết, cô bật ra ngoài và đi về chỗ.
* Trẻ thực hiện:
- Cô gọi 1 trẻ lên làm thử ( cô quan sát sửa sai)
- Lần 1: Lần lượt thừng trẻ ở hai hàng lên thực hiện.
- Lần hai: Thi đua 2 đội bật.
- Lân 3: Chọn 2 trẻ bật đẹp nhất lên bật.
    Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ.
- Hỏi trẻ tên vận động và cách thực hiện vận động.
* TC: “Chuyền bóng qua đầu”
- Cô và trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
HĐ3: Hồi tĩnh.
- Cô nhận xét.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, chuyển sang hoạt động khác.
Đếm số 1 – 2 và so sánh chiều dài

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 2.
- Nhận biết số 1 – 2.
- Biết so sánh chiều dài.
- Rèn kỹ năng đếm, so sánh 2 nhóm đối tượng, tạo nhóm có 1 – 2 đối tượng.
- Có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị:
- Các thẻ số 1 – 2 – 3.
- Một số đồ chơi có số luợng 2 xung quanh lớp.
- Hai băng giấy màu giống nhau.
- Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định tổ chức và tạo hứng thú:
- Cô và trẻ cùng hát bài “Bàn tay cô giáoài hát nói về điều gì?
- Hằng ngày cô giáo thường lầm những việc gì cho chúng mình?
- Dẫn dắt trẻ vào bầi học.
HĐ2: Nội dung trọng tâm:
* Ôn số lượng 1 – 2:
- Cho trẻ tim đồ dùng, đồ choi trong lớp có số lượng 1, 2.
- Cho cả lớp đếm, kiểm tra.
- Cho trẻ vỗ tay theo hiệu lệnh của cô, vỗ tay hai lần.
* So sánh chiều dài, nhận biết số 1-2:
- Cô phát cho trẻ, mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi trong đó có hai băng giấy màu xanh có chiều dài khác nhau, 2 sợi chỉ.
- Hãy so sánh hai băng gấy này với nhau như thế nào? Vì sao con biết?
- Cô yêu cầu trẻ giải thích phần thừa, nhắc lại kỹ năng sso sánh.
- Tương tự cho trẻ so sánh hai sợi dây.
- Cho trẻ tìm đồ dùng, đồ chơi có số lượng 1, 2 trong lớp.
- Giới thiệu chữ số 1, 2 cho trẻ đọc.
* Luyện tập:
- TC: Thi xem ai nối nhanh.
   Cho trẻ chơi nối nhóm đồ vật với chữ số tương ứng.
HĐ3: Kết thúc:
- Chuyển sang hoạt động khác.
















Vẽ và tô màu dây cờ

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cácg vẽ các hình chữ nhật để tạo thành dây cờ.
+ Ôn về hình hình học: Hình chữ nhật.
- Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ.
- Yêu quý trường, lớp MN.
II. Chuẩn bị:
- Bàn ghế.
- Giấy A4, bút sáp màu cho trẻ.
- Tranh mẫu của cô và của 1 số trẻ khác.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định tổ chức.
- Cho trẻ hát và vận động bài “Lớp chúng mình”
- Cùng trò chuyện về chủ điểm, chủ đề nhánh.
- Dẫn dắt trẻ vào bài.
HĐ2: Nội dung trọng tâm.
* Cung cấp biểu tượng:
- Cô cho trẻ xem trânh mẫu của cô và của bạn.
- Cô có bức tranh gì đây?
- Các lá cờ nối nahu bằng hình gì?
- Có những màu sắc nào?
- Các con có muốn vẽ những dây cờ thật đẹp không?
* Cô vẽ mẫu:
- Cô vừa vẽ vừa phân tích cách vẽ cho trẻ.
+ Cô vẽ một đường thẳng ngang giữa tờ giấy, sau đó cô vẽ nối các nét thẳng tạo thành hình chữ nhật nhỏ, đều nhau rồi tô xen kẽ các màu cho từng lá cờ, chú ý tô sao cho khéo không bị lem ra ngoài.
* Trẻ thực hiện:
- Cô hỏi ý định thể hiện của trẻ.
- Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi và cách cầm bút, cách tô màu, cách vẽ đẹp.
- Trong khi trẻ vẽ, cô bật nhạc không lời.
- Cô chú ý quan sát, bao quát lớp và sửa sai cho trẻ.
- Sắp hết thời gian cô nhắc trẻ hoàn thành sản phẩm.
* Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
- Cô cho lần lượt từng trẻ mang tranh lên giá trưng bày.
- Cho trẻ quan sát tranh của các bạn.
- Cho trẻ nhận xét tranh của mình và của bạn.
- Cô chọn ra bức tranh đẹp nhất và nhận xét.
HĐ3: Kết thúc.
- Cô nhận xét giờ học.
- Chuyển sang hoạt động khác.










Truyện “Củ cải trắng”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết củ cải là loại thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể con người.
- Trẻ biết tên, hiểu nội dung câu chuyện.
- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô, đủ câu, rõ ràng.
- Trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn khác.
II. Chuẩn bị:
- Slide minh hoạ nội dung câu chuyện.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định tổ chức và tạo hứng thú.
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Tìm bạn thân”
- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
- Trò chơi nói về điều gì?
   Trò chơi mô tả tình bạn thân ái, thắm thiết. Bnạ bè biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
HĐ2: Nội dung trọng tâm.
* Kể truyện:
- Lần 1: Cô kể diễn cảm.
- Lần 2: Cô kể diễn cảm kèm slide minh hoạ.
* Đàm thoại và trích dẫn:
“Mùa đông đến rồi, trời lạnh buốt, thỏ con không còn gì để ăn, nó đành mặc áo ấm và đi ra khỏi nhà…”
- Thỏ con đi đâu?
“Thỏ tìm mãi…về nhà”
- Bỗng thỏ con nhớ đến ai?
 “Trời lạnh thế này… không có gì để ăn”
- Ai là người tìm ra củ cải trắng trước tiên?
- Thỏ con định mang củ cải trắng đến cho ai?
- Dê lại làm gì với củ cải trắng?
- Hươu con lại mang củ cải trắng đến cho ai?
   Cô chốt lại:
* Cô kể cho trẻ nghe lại câu truyện lần thứ 3 bằng cách tập kịch và cho trẻ đóng các vai trong câu truyện.
HĐ3: Kết thúc.
- Cô và trẻ cùng nắm tay nhau hát bài “Vui đến trường”



Dạy hát: Em đi mẫu giáo

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên và thuộc bài hát “Em đi mẫu giáo”
- Thể hiện cảm xúc của mình qua bài hát.
- Biết chú ý nghe cô hát, cảm nhận được gia điệu của bài hát.
- Trẻ nhận ra được giọng nói và tả được bạn nào trong lớp.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc.
- Băng đĩa nhạc, caset.
- Mũ chóp.
III. Tiến hành hoạt động:
HĐ1: Ổn định tổ chức và tạo hứng thú.
- Trẻ và cô cùng chơi trò “Đố bạn”
- Hỏi trẻ về chủ điểm và cùng trò chuyện về nội dung của chủ điểm.
- Dẫn dắt trẻ vào bài.
HĐ2: Nội dung trọng tâm.
* Hát “Em đi mẫu giáo”
- Cả lớp hát 1 lần.
- Chúng mình vừâ hát bài gì? Do ai sáng tác?
- Cô cho cả lớp hát lại lần 2.
* Nghe hát: “Ngày đầu tiên đi học”_ Nguyễn Ngọc Thiện.
Lần 1: + Hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả.
Lần 2: Cô hát có kèm theo điệu bộ minh hoạ.
Lần 3: Cô mời cả lớp hưởng ứng theo.
   Cô giảng giải nội dung bài hát: Đến trường, đến lớp thật là vui vì ở đó có cô giáo và rất nhiều các bạn, thế nhưng ngày
 đầu tiên đi học có những bạn còn bối rối và bỡ ngỡ, có bạn còn khóc nhè nữa vì sợ hãi và lo lắng, thế nhưng có các cô giáo yêu thương, có các bạn cùng chơi với mình nên        cuối cùng bạn ấy còn thích đến trường nữa cơ.
HĐ3: Kết thúc.
Trò chơi: “Tai ai tinh”
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi: Cho một bạn lên đội mũ chóp che kín mặt, cô chir định 1 bạn ở dưới lên, không nói tên và cho bạn hát 1 bài hát, bạn đội mũ chóp lắng nghe xem đấy là giọng của bạn nào, nếu đoán đúng thì chiến thắng.
- Chuyển sang hoạt động khác.
Previous Post
Bài tiếp

Đăng bởi:

0 nhận xét: