Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Giáo án mầm non chủ đề thủ đô Hà Nội
Giáo án mầm non chủ đề thủ đô Hà Nội mang đến cho bé sự hiểu biết về thủ đô của Việt Nam. Bên cạnh đó giáo án còn bổ xung các kỹ năng quan trọng khác như bật bằng 2 chân liên tục giúp bé rèn luyện sức khỏe của mình. Với mục tiêu trẻ có thể đọc diễn cảm và hiểu được ý nghĩa của Hồ Gươm thì trong giáo án đã đề cập rất rõ qua truyện sự tích Hồ Gươm. Bộ giáo án mầm non về thủ đô Hà Nội còn đưa bé đến các di tích lịch sử hào hùng của nhân dân Việt Nam như: chùa Một Cột, Lăng Bác...

Mục tiêu và yêu cầu của giáo án mầm non chủ đề thủ đô Hà Nội

1. Kiến thức:

  • Trẻ biết thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa của nước Việt Nam. Biết một số di tích lịch sử như hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, Lăng Bác.. 
  • Biết những danh lam hắng cảnh như: Hồ Tây, hồ Trúc Bạch... 
  • Biết một số công trình kiến trúc của thủ đô: Nhà thờ lớn, Ô quan Trưởng, Bắc Bộ phủ, Nhà hát lớn.
  • Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, qua câu chuyện trẻ biết được truyền thống đánh giặc của nhân dân ta, tự hào về những di tích lịch sử nổi tiếng, những danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.
  • Trẻ biết tên vận động "Bật liên tục về phía trước, ném bóng vào rổ", đúng kĩ thuật, đúng động tác. Trẻ biết nhún bật bằng 2 chân liên tục về phía trước, biết dùng sức của mình để ném bóng vào rổ

2 Kỹ năng:

  • Diễn đạt đủ câu, rõ ràng mạch lạc. Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định. Chơi tốt các trò chơi luyện tập.
  • Trẻ kể chuyện diễn cảm, thể hiện được giọng điệu của các nhân vật, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời được các câu hỏi của cô.
  • Phát triển tố chất nhanh mạnh. Rèn luyện phát triển tay, chân và định hướng khi ném. Phát triển tính nhanh nhẹ trong quá trình tập luyện.

3. Thái độ:

  • Trẻ biết tự hào về cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
  • Trẻ biết giữ gìn và tôn vinh những di tích lịch sử đó.
  • Trẻ yêu thích tập luyện, hứng thú khi tham gia bài tập. Trẻ biết nghe lời cô, có ý thức kỷ luật, mạnh dạn và tự tin.

Hình ảnh chi tiết về giáo án mầm non chủ đề thủ đô Hà Nội















Để tải xuống giáo án  mầm non chủ đề thủ đô Hà Nội. Các cô có thể vào link sau đây: Tải xuống
Như ở phần đầu đã đề cập về đề tải chủ đề quê hương đất nước các Cô có thể tham khảo ở link sau: Chủ đề quê hương đất nước

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Nhật ký mầm non, dành cho thực tập sư phạm

Nhật ký mầm non, dành cho thực tập sư phạm

1. Lớp Bé 3:
Giáo viên : Trương Thị Thanh Trinh, Nguyễn Thị Sen. Bắt đầu từ ngày 8/1 đến 8/2
Nhóm em ở lớp Bé 3 được 3 tuần.
Đợt 1
Tuần 1: Từ 18/1 đến 22/1/2017
Ở tuần này chúng em chưa có kế hoạch và lịch của trường mầm non để lên tiết dạy. Do ở tuần đầu nhà trường còn lo cho việc thanh tra về kiểm tra trường và cũng là thời gian trường đang tổ chức cho các cô dạy giỏi cấp trường.
Về các hoạt động trong ngày ở Tuần 1 nhóm em cũng tiến hành theo kế hoạch. Buổi sáng đến trường từ 6h30, vệ sinh dọn dẹp, kê bàn ghế để chuẩn bị đón trẻ, có trẻ đi sớm và một số trẻ đi trễ. 7h15 trẻ ăn xong vào lớp điểm danh, báo cáo sỉ số xuống nhà bếp. 8h trẻ xuống sân chơi, quan sát trẻ cho trẻ tập thể dục sáng. Đến 8h30 cho trẻ vào lớp. Tuy chưa có kế hoạch lên tiết, lớp em thay phiên nhau quản lớp, cho trẻ đọc thơ hoặc hát những bài hát về chủ điểm.
Do thời tiết lúc này lạnh nên sỉ số trẻ cũng không ổn định lắm lúc 29, 30, 33 trẻ. Cũng có nhiều trẻ bị bệnh nên phải nghĩ học. Các trẻ ở lớp Bé 3 cũng rất ngoan biết nghe lời cũng không làm em vất vả lắm trong việc cho trẻ ăn và ngủ. Hoạt động trong lớp trẻ chơi ở các góc chơi rất tốt. 9h45 cho trẻ ăn trưa. 10h30 trẻ ngủ trưa. Đến 14h đánh thức trẻ dạy ăn xế. 14h45 trẻ làm vệ sinh, thay quần áo, cột tóc.
Hoạt động chiều cho trẻ chơi một số trò chơi, hát một số bài hát trẻ thích đến khi phụ huynh đón về. Phụ huynh các bé đa số rất vui vẻ, gần gũi thường nói chuyện với các giáo viên, giáo sinh. Nhận xét cuối tuần: Chị Trinh có nhận xét rằng nhóm em rất tích cực trong công việc, vệ sinh sạch sẽ, đón và trả trẻ đều tốt.
Tuần 2: Từ 5/1 đến 10/1/2017
Đã có kế hoạch lên tiết.
Chủ điểm: Thế giới thực vật, kéo dài đến 4 tuần ở tháng này do cô Trương Thị Thanh Trinh chủ nhiệm.
Như cô hiệu phó đã nói giáo án phải được soạn và đưa cho các chị trước từ 2 đến 3 ngày để chị nhận xét và sửa. Trong tuần này cô Trinh rất nhiệt tình trong việc hướng dẫn giáo án của lớp em.
Thứ 2: quản lớp Nguyễn Thị Thu Huyền
Việc đón trẻ, vệ sinh và cho trẻ ăn được chị nhận xét rất tốt
Hoạt động chung : PTVĐ : Đập bắt bóng hai tay, TCVĐ: nhảy qua suối nhỏ hái quả
Nhận xét của giáo viên: Có cố gắng quản lý tốt, chuẩn bị ĐDDH đầy đủ. Tiến trình lên tiết còn lộn xộn
Thứ 3: KPKH: Quan sát sự phát triển của cây. HĐPH: TC chơi nhặt lá (phân biệt lá to lá nhỏ) người dạy Trần Thị Em.
Nhận xét: Cô có giọng nói nhẹ nhàng, nội dung truyền đạt chưa được đi sâu lắm, phần trò chơi chưa được đạt yêu cầu.
Ban quản lớp đưa trẻ vào các hoạt động đúng giờ giấc.
Hoạt động trả trẻ
Thứ 4: PTTM: Hát và vận động em yêu cây xanh. NH: Lá Xanh. TC: Ai đón giỏi.
Nhận xét: cô gần gũi với trẻ, cô chưa linh hoạt trong tiết dạy, tiết dạy trẻ học còn trầm. Động tác múa phải thống nhất, không nên cho trẻ gỏ cùng lúc.
Ngày 27/1/2017
Khoảng 8h15 đi dự tiết mẫu 2 lớp bé và nhà trẻ
PTVĐ : Đề tài : Bò trong đường hẹp
Người dạy : Phạm Thị Đan Thanh(nhà trẻ)
Nhận xét của em: tiến trình chị lên lớp rất tốt nhưng trẻ ít hào hứng học, đàm thoại trẻ còn ít.
Nhận xét của cô hiệu phó: không nhất thiết phải đàm thoại chủ đề, chơi trò chơi đối với PTNN, nên sử dụng đàm thoại. Sử dụng đàm thoại chủ đề, chủ điểm vào một lúc nào bất kì sao cho phù hợp tùy từng trẻ, từng lớp. Có thể làm mẫu và giải thích lần 1.
PTNT: đề tài: làm quen một số loài hoa. Người dạy: Phạm Thị Trương Lớp bé 2
Nhận xét: Trò chơi cắm hoa chưa đảm bảo an toàn (không dùng nước). Không nhất thiết sử dụng những loài hoa đắt tiền, sử dụng những loài hoa quen thuộc với trẻ. Tùy thuộc vào sự nhận thức của trẻ, tình hình thực tế của địa phương. Không nhất thiết phải tổ chức hết các hoạt động trong một tiết học.
Nhận xét của hiệu phó đối với giáo sinh: mang dép vào lớp, không đến đúng giờ.
Thứ 5 : PTNN: Người dạy Tăng Duy Thanh, Chuyện: Hạt đỗ sót, HĐPH: đếm hạt thi Ai nhanh hơn.
Nhận xét: cô chưa thuộc truyện kĩ, mô hình còn nhỏ.
ĐDDH: cô làm rất đẹp, gần gũi với trẻ, cô có giọng kể hay, cô chưa bao quát trẻ. Tiết dạy được tổ chức vào buổi trưa sau giờ cho trẻ ăn xong.
Thứ 6: PTNT: So sánh độ lớn của hai đối tượng. Người dạy: Lưu Thị Thùy Mi.
Nhận xét: Cô gần gũi trẻ, quản trẻ tốt. Nhưng kiến thức còn hạn chế khi cung cấp cho trẻ. Đi sai phương pháp.
Kết thúc tuần 2 chị Trinh có nhận xét nhóm em cần cố gắng hơn trong việc soạn giáo án, phương pháp cần nắm rõ hơn để rút kinh nghiệm tuần 3 tốt hơn.
Tuần 3: Từ 2/1 đến 8/1/2017
Thứ 2: PTVĐ: Ném xa bằng một tay, HĐPH: chơi TC Thi xem ai chọn đúng,
người dạy: Trần Thị Em.
Nhận xét: Cô chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, trẻ còn ồn.
Thứ 3: KPXH: nhà cháu chuẩn bị tết như thế nào? Đọc thơ: Tết đang vào nhà. Người dạy: Kiều Sama.
Nhận xét: Cô nói chưa rõ lời, tiết học chưa linh hoạt. Cô có cố gắng quản trẻ. Buổi chiều thường hay phụ chị dán sổ bé ngoan.
Chị Trinh phải chuẩn bị lên tiết giáo viên dạy giỏi nên tiết học của bạn Sama dời về buổi chiều.
Thứ 4: PTTM: Tô bình hoa màu xanh, hoa ở bình bên trái màu đỏ, hoa ở bình bên phải màu vàng
Người dạy: Lưu Thị Thùy Mi.
Nhận xét: Quản cháu tốt nhưng cung cấp kỷ năng kiến thức cho trẻ chưa rõ, chưa hoàn thành tốt sản phẩm.
Thứ 5: PTTM:VĐTN: Sắp đến tết rồi, NH: cùng múa hát mừng xuân, TC: Đi nhịp nhàng hơn, Người dạy: Tăng Duy Thanh.
Nhận xét: Cô duyên dáng, chuẩn bị đồ dùng đẹp, tiết học chưa linh hoạt lắm.
Thứ 6: KPXH: Làm thí nghiệm về sự phát triển của cây
Nhận xét: cô chuẩn bị đồ dùng nhưng kiến thức đưa trẻ lên tiết chưa được sâu sắc lắm
Kết thúc ở lớp Bé 3: nhóm vệ sinh rất sạch sẽ, có lên sớm đón trẻ. Quá trình lên tiết dạy chưa được tốt lắm nhưng mọi hoạt động quản và vệ sinh trẻ làm rất tốt
Đợt 2
Tuần 4: bắt đầu 15/2 đến 21/2/2017. Lớp Lớn 1.
Đa số các trẻ lớn nên về vệ sinh,ăn, ngủ các trẻ đều tự làm rất tốt. Giáo viên gồm: Võ Thị Thu Phong, Phạm Thị Minh Nguyệt. Mọi thắc mắc về giáo án chị hướng dẫn rất nhiệt tình.
Thứ 2: PTVĐ: Xem ai bò giỏi, TCVĐ: Xem ai nhanh hơn. Người dạy: Tăng Duy Thanh.
Nhận xét: cô lên tiết dễ thương, gần gũi trẻ, ĐDDH rất đẹp, có tiến bộ. Nhưng thao tác cô làm mẫu không cần. Cô cần tập một trẻ bò giỏi và làm mẫu thay cô, không nhất thiết cô phải làm mẫu.
Buổi chiều sau giờ ăn xong, lên tiết dạy.
PTNN: Tập tô l, m, n. Tìm chữ cái trong các loại rau. Người dạy: Lưu Thị Thùy Mi.
Nhận xét: Đồ dùng chưa đạt. Phương pháp đi đúng trình tự.
Thứ 3: PTNT: Tên tôi là gì? Cắt dán, vẽ một số loại hoa quả bé thích. Người dạy: Trần Thị Em.
Nhận xét: Đồ dùng không thích hợp, cung cấp kiến thức còn quá ít.
Thứ 4: PTTM: Nặn các loại rau củ. TC:phân biệt loại quả giàu Vitamin A&C. Người dạy: Lưu Thị Thùy Mi.
Nhận xét: Không bao quát được, cho trẻ chơi sai, cô dán tranh chưa đúng.
Thứ 5: PTNT: Nhóm tôi có 8 quả. Đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 8. Người dạy: Kiều Sama.
Nhận xét: Đồ dùng đầy đủ, không quản được trẻ, đồ dùng chưa có khoa học.
Thứ 6: PTTM: Bầu và Bí. NH: Quả gì? Người dạy: Nguyễn Thị Thu Huyền.
Nhận xét: Tiến trình chưa đúng, có chuẩn bị đồ dùng đầy đủ. Trẻ học rất tốt.
Kết thúc cuối tuần chị nhận xét nhóm em lên tiết chưa được khá lắm, còn yếu trong việc cung cấp kiến thức cho trẻ. Đưa đón và trả trẻ đều tốt. So với tuần trước còn chậm chạp nên các chị nhắc nhiều hơn.
Tuần 5: Từ 22/2 đến 28/2/2017
Các chế độ sinh hoạt của trẻ trong ngày vẫn diễn ra đồng đều. Chúng em đón trả trẻ đều rất tốt, quản trẻ an toàn.
Thứ 2: PTNT: Quan sát một số con vật nuôi trong gia đình. TC: nghe tiếng kêu đoán tên con vật. Người dạy: Kiều Sama.
Nhận xét: cung cấp kiến thức cho trẻ sai, phương pháp chưa đúng, ĐDDH chưa được đẹp lắm.
Thứ 3: PTNN: Truyện: Hai anh em gà con. Người dạy: Nguyễn Thị Thu Huyền.
Nhận xét: Giọng kể còn nhỏ, chưa cuốn hút trẻ, mô hình được nhưng nghững con vật trong tranh cần phải chuẩn bị kĩ hơn.
Thứ 4: PTVĐ: Ném trúng đích nằm ngang bằng một tay. HĐPH: Nhảy lò cò. Người dạy: Lưu Thị Thùy Mi.
Nhận xét: Có cố gắng hơn, tiết học mới nên trẻ chưa thực hiện được, tiết học chưa linh động lắm.
Thứ 5: PTNT: Đếm đến 9, nhận biết các nhóm có 9 đối tượng. Người dạy: Trần Thị Em.
Nhận xét: có cố gắng hơn tiết trước, ĐDDH chuẩn bị đầy đủ, nhưng kiến thức lồng ghép cho trẻ chưa được nhiều lắm.
Thứ 6: PTTM: Nặn các con vật gần gũi. Người dạy: Tăng Duy Thanh.
Nhận xét: vật mẫu của cô rất đẹp, tiến trình lên tiết rất gọn gàng, thu hút được trẻ khi tạo ra sản phẩm. Nhưng chưa bao quát được trẻ hết.
Kết thúc 2 tuần ở lớp Lớn 1 các chị nhận xét nhóm:
Ưu điểm: Có tích cực trong công việc được giao, vệ sinh, đón trả trẻ tốt, làm ĐDDH khá.
Nhược điểm: quá trình lên tiết chưa được khá,kém linh hoạt trong tiết dạy
Tuần 6, 7, 8 ở lớp Nhỡ 2
TGĐV: Giáo viên Võ Thị Nga, Hoàng Thị Hà.
Nhóm em bắt đầu làm quen trẻ, ở lớp nhỡ 2 sỉ số trẻ thất thường có ngày 35, 36, 38 trẻ đi học.
Tuần 6: Nhánh Tôm, cá, cua. Giáo viên chủ nhiệm: Hoàng Thị Hà
Thứ 2: PTVĐ: Tung bắt bóng. HĐPH : TC: Cá và cò, Người dạy: Trần Thị Em.
Nhận xét: cô giải thích phần làm mẫu còn lúng túng, bao quát trẻ chưa tốt.
Chủ nhiệm: cô đón cháu ân cần, nhẹ nhàng, quản lý cháu tốt
Thứ 3: PTTM: dân ca của bé. HĐPH: Hát và vận động Cá vàng bơi. Người dạy: Lưu Thị Thùy Mi.
Nhận xét: Cô thực hiện đúng phương pháp, nhẹ nhàng, gần gũi.
Chủ nhiệm: vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ.
Thứ 4: PTNT: KPKH: Cá thở như thế nào? Người dạy : Nguyễn Thị Thu Huyền
Nhận xét: dạy được, tiết học rất linh hoạt.
Chủ nhiệm: Cô đón trả trẻ tốt, vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ.
Thứ 5: PTTM : DH: Cá vàng bơi, NH: Tôm,cá, cua thi tài, TC: Ai nhanh nhất. Người dạy: Tăng Duy Thanh.
Nhận xét: Cô đi đúng tiến trình tiết dạy, tác phong nhanh nhẹn gần gũi trẻ
Chủ nhiệm: cô đón trẻ ân cần, nhẹ nhàng, gần gũi.
Thứ 6: PTNT : Con số 3 ngộ nghĩnh ( so sánh thêm bớt trong phạm vi 3), người dạy: Kiều Sama.
Nhận xét: Cô lên lớp tự tin, chuẩn bị ĐDDH đầy đủ
Chủ nhiệm: cô đón trẻ ân cần, vệ sinh gọn gàng sạch sẽ.
Tuần 7: Nhánh Thú Nuôi.
Thứ 2: PTVĐ: Bò thấp chuôi qua cổng, người dạy: Nguyễn Thị Thu Huyền
Nhận xét: cô có linh hoạt trong tiết dạy.
Chủ nhiệm: cô đón trả trẻ ân cần, giao tiếp với phụ huynh tốt.
Thứ 3: PTNT: HĐKP: Những con vật bé thích, Người dạy: Tăng Duy Thanh.
Nhận xét:đồ dùng đẹp, cách lên tiết gọn gàng.
Chủ nhiệm: đưa đón trẻ ân cần nhẹ nhàng, vệ sinh sạch sẽ.
Thứ 4: Những chú vịt đáng yêu, HĐPH: hát và vận động Một con vịt, người dạy Kiều Sama.
Nhận xét: cô nói nhanh trẻ không nghe rõ câu hỏi, tiết dạy chưa linh hoạt.
Chủ nhiệm: vệ sinh sạch sẽ, ân cần đón trẻ.
Thứ 5: PTTM: DH: Mèo con gà con và cún con, NH: chú mèo con, TC: tiếng kêu của các con vật, người dạy: Lưu Thị Thùy Mi.
Nhận xét: tiến trình lên tiết chưa được, tiết học không hấp dẫn trẻ, cô hát chưa chuẩn nhưng tác phong nhẹ nhàng.
Thứ 6: PTNN: Truyện: Chuyện về chú gà trụi, người dạy: Trần Thị Em.
Nhận xét: cô cố gắng lên tiết, tiết học còn buồn, trẻ còn thụ động.
Chủ nhiệm: co vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.
Tuần 8
Thứ 2: PTVĐ: Bò như gấu, nhảy như thỏ, HĐPH: Kéo co, người dạy: Kiều Sama
Nhận xét: cô nói chưa rõ và dứt khoát, chưa tự tin.
Chủ nhiệm: vệ sinh gọn gàng.
Thứ 3: PTNT: HĐKP: chúng mình cùng vào thảo cầm viên, người dạy: Nguyễn Thị Thu Huyền.
Nhận xét: Cô linh hoạt trong tiết dạy, chuẩn bị ĐDDH đầy đủ.
Chủ nhiệm: đón trả trẻ, vệ sinh gọn gàng.
Thứ 4: PTTM: Những chú thỏ tinh khôn, HĐPH: tạo dáng, nguời dạy: Lưu Thị Thùy Mi.
Nhận xét: cô làm mẫu cho trẻ chưa được đẹp, thao tác chưa gọn gàng, trẻ còn rỗi.
Chủ nhiệm: quản trẻ tốt
Thứ 5: PTTM : DH: Đố bạn con gì?NH: chú voi con ở bản Đôn
Thứ 6: PTNN: Truyện Cáo thỏ và gà trống
Hai ngày này do phải bốc thăm thi tốt nghiệp nên cô hiệu trưởng cho các bạn khỏi dạy để chuẩn bị ĐDDH cho thi tốt nghiệp. Kết thúc 3 tuần ở Nhỡ 2.
Nhận xét của giáo viên
Ưu điểm: vệ sinh gọn gàng sạch sẽ, giúp các chị chăm sóc trẻ tốt, không để trẻ té hoặc có chuyện gì xấu xảy ra.
Nhược điểm: Ổn định trẻ còn ồn, đồ dùng ở các góc chưa nhiều, trả trẻ còn ồn.

Qua 8 tuần thực tập mỗi lớp đều có những phần khác nhau. Các chị đều tận tình giúp đỡ trong việc giảng giải giáo án hướng dẫn các em trong các hoạt động. Trong 8 tuần nhóm em cũng có ít nhiều sai phạm hoặc thiếu sót trong tiết dạy cũng như trong các hoạt động.

TIẾT DỰ GIỜ MẪU
Qua các tuần thực tập trường đã tổ chức và tạo điều kiện cho các em được học hỏi mở mang kiến thức qua các tiết mẫu của các giáo viên ở trường
Ngày 20/1 PTVĐ: Bò trong đường hẹp, lứa tuổi 25-36 tháng, người dạy Phạm Thị Đan Thanh
Ngày 28/1/2017 PTTM: Nặn banh (nhà trẻ), người dạy: Lê Thị Lan
Ngày 4/2/2017 PTNN thơ: Tết đang vào nhà Lớp nhỡ 2
Ngày 5/2/2017 PTTM: dạy hát Hoa trường em.
Ngày 10/3/2017 PTTM: Vẽ vây cá và tô màu giáo sinh: Dương Thị Mộng Ngân
Ngày 11/3/2017 PTNT:Đếm đến số lượng 3 Lớp Bé 2, người dạy: Phạm Thị Đan Thanh.
Ngày 12/3/2017 PTNT làm quen chữ cái V, R Lớn 2, người dạy Phạm Thị Phương.
3/2017 Hoạt động Kidmart (khám phá khoa học tạo ra sản phẩm ngôi nhà của Sami) lớp Lớn 1, người dạy Phạm Thị Minh Nguyệt
3/2017 Tổ chức hoạt động góc lớp Lớn 2, giáo sinh Năng Nữ Thu Thảo.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Giáo án mầm non gấp dán thuyền trên biển

CHỦ ĐỀ: PTGT ĐƯỜNG THỦY

LĨNH VỰC: PTTM
ĐỀ TÀI: GẤP DÁN THUYỀN TRÊN BIỂN
ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI ( A3)
THỜI GIAN: 30-35 PHÚT
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ NGỌC LAM
NGÀY DẠY: 29 /12/2017


Giáo án mầm non gấp dán thuyền trên biển



I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Trẻ biết dùng các kỹ năng gấp giấy, miết giấy, bôi keo để gấp tờ giấy hình chữ nhật thành chiếc thuyền và dán.
- Trẻ thực hiện được các kỹ năng gấp giấy, miết giấy, bôi keo, gấp được tờ giấy hình chữ nhật thành chiếc thuyền dán vào tranh.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
II. CHUẨN BỊ
- Cho cô: 1 tờ giấy màu có kích cỡ 18cm x 24cm, 1 tờ giấy A3 và hộp quà đựng  những chiếc thuyền gấp sẵn có màu sắc khác nhau.
- Mỗi cháu 1 tờ giấy màu hình chữ nhật có kích cỡ 14cm x 20cm  với màu sắc khác nhau.
- Giấy A4, keo đủ cho mỗi cháu, màu tô,  khăn lau tay.
- Bảng và nam châm treo tranh, máy catset, nhạc  có lời bài hát em đi chơi thuyền và nhạc không lời về chủ điểm giao thông.
III. PHƯƠNG PHÁP – BIỆN PHÁP
1.Phương pháp:
- Quan sát, làm mẫu, đàm thoại, luyện tập
2.Biện pháp:
- Gợi ý, chỉ dẫn, động viên, khuyến khích.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Hoạt động 1: Gấp dán thuyền trên biển
- Lớp cùng vận động theo nhạc “ Em đi chơi thuyền”
+ Thuyền là phương tiện giao thông gì?
+ Nếu được đi chơi thuyền các con phải thế nào?
- Thuyền là phương tiện giao thông đường thủy, khi các con đi thuyền, các con phải nhớ ngồi ngay ngắn, không đưa tay xuống nghịch nước hay ngồi lắc lư, như thế rất nguy hiểm.
- Ngoài những chiếc thuyền trong bài hát ra, cô còn có món quà bất ngờ cho lớp mình.
- Cô xuất hiện hộp quà
+ Đố các con đây là gì?
+ Những chiếc thuyền này được làm bằng gì?
+ Con thấy chiếc thuyền này thế nào ?
+ Hãy kể tên các bộ phận của chiếc thuyền ?
+ Thuyền dùng để làm gì?
- Thuyền dùng để đánh cá, chở người và chở hàng hóa, Vì vậy khi ngồi trên thuyền thì phải ngồi yên, không được chạy nhảy, không được thò đầu thò tay xuống nước rất dễ xảy ra tai nạn và nhớ phải mặc áo phao cho an toàn.
- Những chiếc thuyền giấy này dùng để chúng ta chơi thả thuyền nước, dán vào tranh để trí lớp cho thêm đẹp.
- Để có được chiếc thuyền giấy này, các con chú ý quan sát cô hướng dẫn cách làm:
- Bước 1: Từ tờ giấy hình chữ nhật cô gấp đôi lại theo chiều rộng, hai mép giấy bằng nhau rồi miết nhẹ sóng giấy cho thẳng.
- Tiếp đến cô gấp đôi lại lần 2 rồi cũng miết nhẹ sóng giấy.
- Bước 2: Mở giấy ra một lần thôi .
- Bước 3: Lấy đường nếp gấp ở giữa làm tâm, tiếp đến gấp chéo góc bên phải vào giữa theo đường sóng giấy, sao cho cạnh sát với đường nếp gấp ở giữa; Dùng tay miết nhẹ để tạo nếp góc bên phải; Gấp tương tự với góc bên trái của tờ giấy.
- Bước 4: Gập phần dưới của tờ giấy lên, sau đó miết nhẹ để tạo nếp; tiếp tục lật mặt giấy lại để gấp mép bên dưới tương tự.
- Bước 5: Xoay ngang hình, luồn tay vào giữa để gập thành hình vuông; mép giấy bên phải thì để xuống dưới, bên trái để lên trên.
- Bước 6: Tiếp theo lấy một lớp giấy gấp lên trên sao cho hai mũi nhọn khớp nhau, cô miết nhẹ để tạo nếp và làm tương tự với bên còn lại.
- Bước 7: Tiếp tục xoay ngang hình, luồn tay vào giữa để gập thành hình vuông nhỏ và nhẹ nhàng dùng tay kéo hai góc của hình ra hai bên, cô miết nhẹ phần đáy vậy là đã hoàn thiện xong chiếc thuyền giấy đáng yêu rồi.
- Cô  bôi keo vào mặt bên của thuyền rồi dán vào giữa trang giấy, để tranh dán thuyền thêm xinh đẹp cô tô màu nước biển, vẽ thêm các chi tiết cho tranh dán thuyền trên biển xinh động hơn.
* Trẻ thực hiện:
- Cô quan sát gợi ý, để trẻ hoàn thành sản phẩm
- Khi cháu dán vào giấy cô gợi ý cho cháu vẽ thêm các chi tiết nước, ông mặt trời, , ..
- Cho cháu gắn tranh lên bảng.
* Nhận xét – sản phẩm
-  Cô tập trung trẻ lại cho cháu quan sát, mời vài cháu lên chọn tranh cháu thích và hỏi:
+ Bạn gấp thế nào? Vì sao cháu thích tranh bạn
+ Cô nhận xét chung: Tuyên dương cháu gấp đều, đẹp, có sáng tạo. Động viên các cháu gấp chưa đều lần sau cố gắng hơn.
*Kết thúc: Nhận xét giờ học, Trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền” và đi ra ngoài.

- Trẻ cùng vận động theo nhạc

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe



- Trẻ lắng nghe

- Trẻ mở hộp quà
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chú ý quan sát






























- Trẻ chú ý quan sát






-Trẻ thực hiện



- Trẻ nhận xét



Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Giáo án mầm non mưa đối với đời sống con người

Chủ đề : Hiện Tượng Tự Nhiên
Bộ Môn : KPKH
Đề Tài : Mưa Đối Với Đời Sống Con Người
Lứa tuổi : 5-6 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
Ngày dạy : 28 / 10/ 2016
Giáo án mầm non mưa đối với đời sống con người

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-      Trẻ biết được quá trình tạo thành mưa, lợi ích và tác hại của mưa đối với con người.
-      Quan sát, tư duy, phán đoán trả lời các câu hỏi của cô.
-      GD trẻ giữ gìn sức khỏe không ra ngoài khi trời mưa, nếu cần ra ngoài thì mặc áo mưa hoặc che dù.
CHUẨN BỊ :
-      Video quá trình tạo thành mưa.
-      Hình ảnh về lợi ích và tác hại của mưa đối với đời sống con người( pp)
-      Tivi, máy tính, máy cacset, usb.
-      Lô tô hình ảnh tác hại và lợi ích của mưa.
-      Suối cho trẻ bật qua (4 tấm).
-      Màu, giấy vẽ, hồ gián,.....
-      4 cái bàn kê
-      Tích hợp: TD: Bật qua suối.
                 ÂN: Một số bài hát trong chủ đề.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.     Ổn định.
-TC: Mưa to – mưa nhỏ.
-Các con vừa chơi trò chơi gì?
-Trò chơi nói về hiện tượng gì ?
     2. Nội dung.
2.1: HĐ1: Tìm hiểu về mưa.
- Ai biết gì về mưa kể cho cô và các bạn nghe nào?
-Vậy các con có biết mưa từ đâu tới không?
-Muốn biết mưa từ đâu tới các con cùng xem một đoạn video để biết nha.
-Quá trình tạo thành mưa có mấy bước?
2.2: HĐ2: Mưa đối với đời sống con người.
-Hát: Cho tôi đi làm mưa với.
-Các con vừa được đi làm gì?
-Các con có thích mưa không?
-Mưa giúp ích gì cho con người?
-Cho trẻ xem hình ảnh pp.
-Hát+VĐ: Trời nắng trời mưa.
-Trời mưa to chúng ta phải làm gì?
-Điều gì sẽ xẩy ra nếu lâu ngày không có mưa?
-Trẻ xem hình ảnh pp.
-Mưa nhiều lâu ngày thì sẽ như thế nào?
-Trẻ xem pp.
-Liên hệ thực tế: Vừa rồi xẩy ra hiện tượng lũ lụt ở miền trung gây thiệt hại mùa màng, của cải của người dân.
-Còn chúng ta ở đây mưa to lâu thì như thề nào?
- Cô rút lại lợi ích và tác hại của mưa.
-Các con sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe khi trời mưa?
2.3: HĐ3: *TC1: Chọn hình ảnh theo yêu cầu.
-Cho trẻ đọc thơ “ hạt mưa” chuyển đội hình về 4 hàng .
-Cô giới thiệu cách chơi luật chơi.
-Cô nhận xét kết quả chơi của mỗi nhóm.
                *TC2: Cùng bé sáng tạo.
-Cho trẻ hát “giọt mưa và em bé” về 5 vòng tròn nhỏ.
-Cô giới thiệu cách chơi.
-Đại diện mỗi nhóm lên nói nội dung tranh mình thực hiện.
3.Kết thúc:
-Trẻ cùng cô đi gửi quà cho các bạn miền trung.
-Nhận xét kết thúc tiết học.

-Trẻ chơi.
-Trẻ trả lời.



-Trẻ trả lời theo suy nghĩ.


-Trẻ xem video quá trình tạo thành mưa.
-Trẻ nói quá trình tạo thành mưa.

-Cả lớp hát.
-Trẻ trả lời.


-Trẻ xem và gọi tên hình ảnh.

-Trẻ trả lời.

-Trẻ xem.


-Trẻ nghe.


-Ngập đường ngập nhà.

-Trẻ trả lời.


-Chuyển đội hình.

-Trẻ chơi thi đua theo nhóm.


-Hát chuyển đội hình.


-Đại diện nhóm lên nói nội dung tranh mình làm.